Cần lưu ý gì khi điều trị COVID-19 tại nhà?

Bệnh nhân Covid-19 quản lý tại nhà nếu thấy khó thở, thở nhanh, đau tức ngực thường xuyên, đau tăng khi hít sâu, mệt lả… cần báo cơ quan y tế ngay để được cấp cứu, điều trị tại các cơ sở y tế.

Theo chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hai tình huống có thể xảy ra yêu cầu một người phải chăm sóc bản thân hoặc chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà.

Tình huống thứ nhất là khi hệ thống y tế bị quá tải. Điều này xảy ra ở những nơi có sự gia tăng đột biến các ca bệnh trong cộng đồng. Hiện nay ở nhiều quốc gia, công suất giường bệnh trong bệnh viện gần như hoặc đã quá tải. Trường hợp này, những gì bác sĩ có thể làm là gặp một bệnh nhân, đưa ra phương pháp điều trị và tư vấn cho họ, sau đó bệnh nhân sẽ phải tự chăm sóc tại nhà.

Tình huống thứ hai là khi bệnh nhân kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhưng họ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc có các triệu chứng rất nhẹ và họ không mắc bất kỳ bệnh nền nào như bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính hoặc tiểu đường, đồng thời họ không phải là người già. Vì vậy, những người này có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là trước tiên họ phải liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Bên cạnh đó, 11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời. Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu,…

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít.

2. Nhịp thở

+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.

+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

9. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Theo hướng dẫn tạm thời về quản lý bệnh nhân Covid-19 tại nhà Bộ Y tế vừa ban hành, để được quản lý tại nhà, bệnh nhân Covid-19 cần thỏa mãn 3 điều kiện sau.

Thứ nhất, là người nhiễm không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có song ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Thứ 2, người bệnh không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ 3, cần đáp ứng tối thiểu một trong 2 tiêu chí sau:

- Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc một mũi vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày.

- Có đủ 3 yếu tố sau: Trẻ em trên một tuổi, người lớn < 50 tuổi; không có bệnh nền; không đang mang thai.

PV (th)

Chuyên gia WHO hối thúc điều tra nguồn gốc COVID-19 trước khi quá muộn Chuyên gia WHO hối thúc điều tra nguồn gốc COVID-19 trước khi quá muộn
Khởi tố nhóm đối tượng sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 giả Khởi tố nhóm đối tượng sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 giả
3 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 3 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19

/ Nghề nghiệp và cuộc sống