Cần hình thành một xã hội nghề nghiệp về nông nghiệp

Để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững cần hình thành một xã hội nghề nghiệp vững chắc về nông nghiệp, trong đó các chủ thể liên kết chặt chẽ với nhau và các hội, hiệp hội có vai trò rất lớn.

TS. Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục hợp tác và phát triển kinh tế nông thôn nêu quan điểm như thế tại chương trình phát triển tam nông lần 8 với chủ đề Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản tổ chức tại TP.HCM ngày 4.1.2019.

Chương trình do Trung Ương Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức định kỳ hàng năm. Chương trình nhằm đẩy mạnh kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản, định hình các sản phẩm chủ lực để có hướng quy hoạch vùng sản xuất, đáp ứng chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

can hinh thanh mot xa hoi nghe nghiep ve nong nghiep

Để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững cần hình thành một xã hội nghề nghiệp vững chắc về nông nghiệp. Ảnh: Nguyên Vỹ

Chia sẻ quan điểm riêng, TS. Thịnh cho rằng để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững cần hình thành một xã hội nghề nghiệp vững chắc về nông nghiệp với 3 chủ thể.

Trước hết là các tổ chức nghiệp đoàn có chức năng bảo vệ người sản xuất từ khâu đề xuất chính sách cho đến giải quyết các đến tranh chấp, kiện tụng.

Hai là các hội, hiệp hội ngành nghề. Đây tấm lá chắn thứ 2 bảo vệ và kết nối người sản xuất với thị trường. “Đơn cử như chuyện đạo đức kinh doanh người ta nhắc đến nhiều nhưng không ai định nghĩa được một cách cụ thể. Các hội, hiệp hội là đơn vị giải quyết được tốt vấn đề này hơn cả”, TS Thịnh nói.

Thứ ba là các tổ chức mang tính chất dẫn dắt kinh tế hộ. Đó là các HTX, Liên minh HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp.

Theo Cục hợp tác và phát triển kinh tế nông thôn, Việt Nam hiện đang thể hiện tư cách là một đại gia xuất khẩu nông sản thì phải có “cách chơi” như một đại gia, đối diện với các đại gia khác trên thị trường thế giới.

“Không thể làm nông nghiệp theo cung cách ngày xưa cũ, chắt bóp, có cái gì thì xuất cái đó. Vì thuyền lớn thì sóng lớn, nông nghiệp chúng ta càng lớn mạnh thì càng bị soi xét nhiều. Từ đó, các vấn đề kết nối sản xuất phải đẩy mạnh”, TS. Thịnh nhấn mạnh

can hinh thanh mot xa hoi nghe nghiep ve nong nghiep

TS. Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục hợp tác và phát triển kinh tế nông thôn. Ảnh: Nguyên Vỹ

Nông sản Việt hiện đã vượt mức xuất khẩu 40 tỷ USD. Tuy nhiên, các thách thức trong ngành vẫn còn lớn, trước hết là chất lượng. Muốn làm đại gia thì phải tăng chất, giảm giá thành. Khả năng kết nối hiện nay có những chuỗi giá trị nhưng chưa phổ biến. Sau 5 năm tái cơ cấu, Việt Nam có bức tranh nông nghiệp đa dạng, có nhiều sản phẩm chủ lực địa phương, nhưng tiêu thụ vẫn là khâu khó khăn nhất.

Một vấn đề quan trọng khác TS. Thịnh lưu ý cần giải quyết sớm đó là hướng đến nền kinh tế tương trợ ở nông thôn. Phải thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư và lôi kéo họ ở lại, cùng lớn mạnh với nông dân, nông nghiệp. Phải tiến hành đồng thời chống xu thế độc quyền trong kinh doanh vừa phát triển các tổ chức phi lợi nhuận là các HTX, THT ở nông thôn.

Khía cạnh thứ 3 của kinh tế tương trợ là phải xây dựng được tính tự quản và minh bạch thông tin. “Cục sẽ tham mưu Chính phủ tiếp sức, hỗ trợ cho các đơn vị như hội, hiệp hội, HTX và trang trại”, ông Thịnh chia sẻ.

Ông Nguyễn Phúc Khoa – Phó chủ tịch hội các nhà bán lẻ Việt Nam thì đồng ý với quan điểm cần minh bạch thông tin. Xu thế phân phối nông sản qua kênh tiêu thụ hiện đại ngày càng chuyển biến nhanh, nhất là ở các thành phố lớn.

can hinh thanh mot xa hoi nghe nghiep ve nong nghiep

Các hiệp hội ngành nghề có vai trò lớn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Ảnh: Nguyên Vỹ

Muốn tiếp cận được kênh phân phối này, người sản xuất không chỉ đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng, từng đòi hỏi riêng của nhà phân phối mà quan trọng nhất là truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Để có kinh tế thị trường nông sản phát triển, các mối liên kết ngang, liên kết dọc cần được kết nối chặt chẽ với nhau. “Trong chuỗi giá trị, liên kết ngang dễ xây dựng nhưng chưa đủ. Liên kết dọc dễ va vấp các mắc mứu trong phân chia lợi ích. Việc giải quyết khó khăn các mối liên kết cần có bàn tay nhà nước, hoặc các hội ngành nghề”, ông Khoa nói.Ông Lê Duy Minh – Chủ tịch Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam thì cho rằng để đảm bảo các mối liên kết không bị đứt gãy, vai trò của các chủ thể như nhau. Quan trọng là lợi ích phải hài hòa. Trong chuỗi giá trị, phải chia sẻ với nhau không chỉ lợi ích mà cả rủi ro.

“Ngoài mối liên kết 4 nhà truyền thống trước đây là nhà nước – nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học kỹ thuật, Hiệp hội cho rằng phải đề cao hơn nữa vai trò của nhà băng và nhà báo để hình thành liên kết 6 nhà”, ông Minh nhấn mạnh.

can hinh thanh mot xa hoi nghe nghiep ve nong nghiep

Đường đi biến đất nông nghiệp thành đất ở tại Hà Đông?

Việc bỏ quy trình xác minh nguồn gốc đất trước khi cấp sổ đỏ tại Phú Lương, Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội) tạo kẽ ...

can hinh thanh mot xa hoi nghe nghiep ve nong nghiep

Nuôi tôm khép kín, bí quyết bất bại của những tỷ phú tôm Móng Cái

Mặc dù nuôi tôm khép kín yêu cầu vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả bền vững, lợi nhuận khá, hạn chế dịch bệnh, ô ...