Cái chết ám ảnh do khói bụi ở làng góa phụ

16 năm làm dâu ở làng Ganmi, Chang chứng kiến hơn 16 người chồng, người cha trong làng chết do tiếp xúc với bụi công nghiệp. 

Năm 2003, Chang Dexiu 43 tuổi lập gia đình và dọn về vùng quê với chồng ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc. Kể từ đó, cô cũng bắt đầu quen dần với tiếng pháo hoa nổ vang trong đêm tối, có khi một đêm hai lần.

Đây là phong tục của người dân làng Ganmi, nhằm thông báo có người trong làng vừa mới qua đời. Tiếng pháo báo tang gắn liền với nỗi ám ảnh của dân làng về bệnh bụi phổi. Một trong những nạn nhân là chồng của cô, anh Zhong Zhong.

Cô không biết gì về bệnh tình của chồng mình khi hai người được giới thiệu với nhau. Khi dọn về sống chung và được chồng tiết lộ về bệnh tình, cô vẫn lầm tưởng căn bệnh này có thể điều trị.

Theo Chang, phần lớn đàn ông trong làng mắc bệnh do làm việc tại những mỏ kẽm và chì. Trong những năm cô sống ở làng, bệnh bụi phổi silic đã cướp đi mạng sống của 16 người. Ngôi làng với chưa đầy 1.000 dân có "vợ góa, con côi" nhiều đến mức địa phương này được đặt biệt danh là "làng góa phụ".

Zhong qua đời vào năm 2017. Những khoản nợ lớn của gia đình bỗng trút lên vai người vợ. Đứa con lớn quyết định lên thành phố kiếm việc làm, còn cậu con út 11 tuổi vẫn đi học. Hai mẹ con đang sống nhờ tiền của họ hàng, gạo và dầu trợ cấp từ chương trình xóa đói giảm nghèo địa phương.

cai chet am anh do khoi bui o lang goa phu
Chang và con trai đang sống nhờ vào tiền của họ hàng và trợ cấp từ chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Ảnh: SCMP

Bụi phổi silic là căn bệnh mà người lao động trong các ngành công nghiệp thường mắc phải, nhất là người khai thác dầu mỏ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 5 lần người khác.

Bụi khai thác than, amiăng, uranium và radon làm tăng nguy cơ ung thư phổi và dạ dày. Sau thời gian dài tiếp xúc với không khí nhiễm bụi công nghiệp, chất silica sẽ tích tụ trong phổi và đường thở, để lại những vết sẹo khiến hô hấp trở nên khó nhọc.

Đặc biệt, làm việc tại mỏ khiến mọi người không thể nhìn thấy nhau do lượng bụi quá lớn. Nó còn khiến mũi của các thợ mỏ đều không thể thở nổi, có người ho ra máu, mất khả năng lao động do tiếp xúc trong thời gian dài.

Ngoài phương án phẫu thuật ghép phổi mới, căn bệnh này gần như không có thuốc chữa. Chất lượng chăm sóc là yếu tố quyết định kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Ứớc tính rằng vào cuối năm 2018, có 975.000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp và 90% trong số đó mắc bệnh bụi phổi.

cai chet am anh do khoi bui o lang goa phu
16 năm qua, bệnh bụi phổi silic là nguyên nhân đẫn dến cái chết của ít nhất 16 người đàn ông do làm việc tại hầm mỏ. Ảnh: SCMP

Ngoài thợ mỏ, các công việc phải tiếp xúc với kim loại như silic hoặc cát mịn có thể khiến người lao động có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic, dẫn đến tổn thương phổi. Khói hàn, bức xạ và amiăng là những độc tố gây ung thư phổi, thận. Tiếp xúc thường xuyên có thể tổn thương các cơ quan nội tạng.

Các sản phẩm tẩy dầu mỡ, thuốc nhuộm, sáp nội thất, keo dán, chất bôi trơn và sơn làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, gan, phổi. Nhiều hoá chất ép duỗi tóc có chứa formaldehyd, một chất gây ung thư phổi và kích ứng. Các amin thơm trong một số thuốc nhuộm tóc khiến thợ làm tóc tăng nguy cơ ung thư bàng quang, thanh quản.

Bên cạnh đó, người làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, văn phòng y tế... dễ bị bệnh phổi. Đặc biệt, nhân viên y tế làm việc trong vùng khó khăn, bệnh dịch hoành hành càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu không tự trang bị và tiêm phòng đầy đủ.

Thùy Anh (Theo SCMP)

cai chet am anh do khoi bui o lang goa phu Nỗi ám ảnh trong những "làng ung thư"

Đằng sau số phận của những “ngôi làng ung thư” là nỗi sợ bao trùm về môi trường sống tại Việt Nam.

/ vnexpress.net