Biến thể Delta khiến nhiều nước lao đao, ngăn châu Á trở lại bình thường

Các biến thể Delta đang tạo ra rào cản trên con đường hướng tới cuộc sống bình thường của người dân tại nhiều nước châu Á.

Tại Anh, dù hơn 60% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine song các ca lây nhiễm do Delta vẫn gia tăng ở nước này. Chính phủ Anh đã hoãn việc chấm mở cửa trở lại. Trong khi đó, tại các quốc gia châu Á, biến thể Delta với các đột biến của nó đang hoành hành tại nhiều quốc gia.

Các biến thể Delta đang nhanh chóng lan rộng ở châu Á khiến cho triển vọng trở lại cuộc sống bình thường của châu lục này trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Nguy cơ bùng các ca nhiễm bệnh mới do biến thể Delta đang hiện hữu khi mà tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở châu lục này.

Biến thể Delta khiến nhiều nước lao đao, ngăn châu Á trở lại bình thường - 1
Các nước châu Á đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát ca mắc COVID-19 do biến thể Delta. (Ảnh: Reuters)

Tại Ấn Độ - nơi biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận, cơ quan y tế nước này đang theo dõi sát sao biến thể "Delta plus". Đây được xem là một dạng đột biến của biến thể Delta. “Delta Plus” là biến thể đáng lo ngại, được cho dễ lây nhiễm hơn hoặc có thể gây bệnh nặng hơn các biến thể trước.

Theo dữ liệu từ outbreak.info, các biến thể Delta đang lây lan, thay thế các biến thể virus SARS-CoV-2 vốn được biết trước đây.

Tại Singapore - quốc gia dẫn đầu khu vực về tiêm chủng, có tới 90% ca mắc COVID-19 do biến thể Delta trong tháng 6. Tỷ lệ này ở Việt Nam là gần 80% tại thời điểm cuối tháng 5.

Trong khi đó, các ca mắc COVID-19 do biến thể Delta ở Indonesia là 80% vào đầu tháng 6. Các trường hợp nhiễm nCoV hàng ngày tăng mạnh ở Indonesia. Hôm 21/6, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 14.536 ca nhiễm bệnh, tăng gần gấp ba so với thời điểm đầu tháng - khoảng 5.000 trường hợp/ngày. Nước này cũng đã thắt chặt các hạn chế đi lại ở một số khu vực trong hai tuần, bắt đầu từ hôm 22/6.

Thái Lan cũng đang trong tình trạng báo động sau khi xác nhận các trường hợp nhiễm virus do biến thể Delta ở Bangkok. Theo các quan chức y tế Thái Lan, đã có 235 trường hợp được xác nhận là biến thể Delta. Tất cả các trường hợp đều được ghi nhận trong các trường hợp tại một công trường xây dựng ở Bangkok.

Nhà virus học Yong Poovorawan, giảng dạy tại Khoa Y học, trường Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, cho biết các ca nhiễm virus do biến thể Delta mới được xác nhận dự kiến ​​sẽ tăng cao trong tương lai gần. Biến thể Delta mới có khả năng kháng một số loại vaccine, khiến cho việc tiêm chủng không đạt hiệu quả.

“Có thể cần phải tiêm mũi vaccine thứ ba cho người Thái để tăng khả năng miễn dịch”, chuyên gia Yong Poovorawan cho hay.

Chika Shirai, bác sĩ y khoa, Giám đốc Trung tâm y tế công cộng của thành phố Hirakata ở tỉnh Osaka (Nhật Bản) cho rằng, tổng số trường hợp mắc bệnh ở Nhật Bản giảm từ tháng 5. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới có thể gia tăng ở Nhật Bản do biến thể Delta.

“Dù vaccine có thể không giúp mọi người miễn dịch hoàn toàn với COVID-19, song vaccine sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus”, Chika Shirai, bác sĩ y khoa và giám đốc của Trung tâm y tế công cộng của thành phố Hirakata ở tỉnh Osaka, cho hay.

Chika Shirai cũng khuyến cáo mọi người tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản như rửa tay và đeo khẩu trang ngay cả sau khi tiêm hai liều vaccine, nhấn mạnh những người được tiêm chủng sẽ có thể tiếp tục một số hoạt động song phải hết sức cảnh giác.

Nhật Bản bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho người trên 65 tuổi từ tháng 4. Đến nay, gần một nửa trong số 36 triệu người cao tuổi của Nhật Bản đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19.

KÔNG ANH (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Biến thể Delta thành chủng trội toàn cầu Biến thể Delta thành chủng trội toàn cầu
Ông Biden cảnh báo sự nguy hiểm biến thể delta, kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine Ông Biden cảnh báo sự nguy hiểm biến thể delta, kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine

/ vtc.vn