Bí mật bên trong ngựa gỗ khổng lồ ở thành Troia

Con ngựa gỗ khổng lồ ở thành Troia có sức chứa hơn chục người, cao 4 mét là điểm tham quan thu hút khách ở thành phố cảng Canakkale của Thổ Nhĩ Kỳ.

bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Con ngựa thành Troia nằm trong khu di tích thành cổ thuộc thành phố cảng Canakkale của Thổ Nhĩ Kỳ. Đến nay có nhiều giả thuyết và nhiều câu chuyện liên quan đến con ngựa này. Tuy nhiên có một điển tích nhiều người nhắc đến con ngựa thành Troia là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng quân Troia trong cuộc chiến thành Troia.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Sau 10 năm chiến đấu ở thành Troia, quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Troia bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troia, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy. Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Khi quân Troia no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã chiến thắng và hoàn toàn đánh bại quân địch.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Hiện nay, con ngựa thành Troia và di tích thành Troia trở thành điểm đến thu hút khách du lịch ở Canakkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Con ngựa gỗ này được phục dựng và có sức chứa khoảng 20 lính, phần lớn làm bằng gỗ. Phần đuôi có những thanh gỗ nhỏ tạo thành một vòng tròn có đường kính hơn một mét.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Tại đây khách tham quan có thể hóa trang vào những nhân vật lịch sử gắn với câu chuyện của thành Troia.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Với giá trị lịch sử của mình, con ngựa gỗ cùng quần thể thành Troia được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1998. Theo các nhà khảo cổ, do ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai, Troia được xây dựng tới 9 lần, ở giữa là một khu thành nằm lọt giữa một thị trấn đông đúc, xung quanh có thành cao bảo vệ và có niên đại khoảng 5.000 năm.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
iện nay qua khai quật, thành Troia chỉ còn là những phế tích với những bức tường thành xây bằng đá.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Những chiếc giếng cổ được kè đá, có niên đại hơn 3.000 năm. Đây là nơi để người dân lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt.
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia
Lối dẫn lên cổng thành lát bằng gạch được xây dựng cách đây khoảng 5.000 năm còn khá nguyên vẹn được các nhà khảo cổ khai quật. Dựa trên những di tích còn sót lại, các nhà khoa học đã dựng lên một mô hình tường thành của thành phố cổ Troia. Ngoài ra, trong khu di tích cổ này còn khá nhiều những công trình tượng đá có niên đại hàng ngàn năm, công trình nhà hát nhỏ có sức chứa vài trăm người hay cả những vật dụng như những chiếc chum, vại, đồ dùng sinh hoạt...
bi mat ben trong ngua go khong lo o thanh troia Thành phố cổ Tallinn, nơi bị thời gian quên lãng

Tallinn không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa quan trọng của Estonia. Nơi đây còn là hình ảnh phản chiếu ...

/ VnExpress