Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vaccine COVID-19?

Bệnh nhân ung thư cần lưu ý những vấn đề này khi tiêm vaccine COVID-19.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo hầu hết bệnh nhân bị ung thư hoặc tiền sử ung thư nên tiêm vaccine COVID-19. Những trường hợp này có hệ miễn dịch kém nên nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn, dẫn đến khả năng bệnh trở nặng và tỷ lệ tử vong cao nếu nhiễm nCoV.

Tuy nhiên, việc tiêm vaccine cho bệnh nhân ung thư cần cân nhắc nhiều yếu tố như loại vaccine, loại ung thư người bệnh mắc phải, phương pháp đang sử dụng để điều trị bệnh và liệu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có đảm bảo hay không. Tất cả nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của vaccine COVID-19.

Thời gian tiêm vaccine phụ thuộc vào phương pháp điều trị ung thư mà bệnh nhân đang sử dụng. Với bênh nhân điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tránh tiêm vaccine trước khi phẫu thuật do các tác dụng phụ của vaccine COVID-19 gây những ảnh hưởng nhất định.

Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp hóa trị nên tránh tiêm khi xảy ra tình trạng giảm bạch cầu.

Các trường hợp đang xạ trị có thể tiêm vaccine COVID-19 mà không làm gián đoạn quá trình điều trị.

Các bệnh nhân ung thư phải được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn trước khi tiêm vaccine COVID-19 và nên tiêm tại bệnh viện đề phòng trường hợp khẩn cấp.

DIỆU HOA

Phó Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo dịch COVID-19 lây lan diện rộng, khó kiểm soát Phó Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo dịch COVID-19 lây lan diện rộng, khó kiểm soát
Hà Nội: Thêm 26 người nghi COVID-19, hai ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt Hà Nội: Thêm 26 người nghi COVID-19, hai ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt
Gần hai tuần giãn cách theo Chỉ thị 16, số ca COVID-19 ở Hà Nội thế nào? Gần hai tuần giãn cách theo Chỉ thị 16, số ca COVID-19 ở Hà Nội thế nào?

/ vtc.vn