Bệnh nhân COVID-19 Trung Quốc khỏi bệnh thế nào khi chưa có thuốc đặc trị

Có 22.936 bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc đã hồi phục, chiếm 30% tổng số trường hợp nhiễm virus được xác nhận, CGTN ngày 23.2 dẫn dữ liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. 

Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh và xuất viện. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Hiện các nhà khoa học khắp thế giới vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm phương pháp điều trị COVID-19. Trên thực tế là vẫn chưa có phương pháp điều trị phù hợp hoặc vaccine sẵn có cho bệnh nhân. 

Theo CGTN, câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để bệnh nhân hồi phục khi chưa có thuốc điều trị. Trước hết, cần hiểu về cơ chế lây nhiễm của virus với cơ thể người. 

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, dịch COVID-19 cũng là bệnh về đường hô hấp, bắt đầu và kết thúc ở phổi của người bệnh. Trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, virus nhanh chóng xâm nhập tế bào phổi của người bệnh. Sau đó, các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ vào phổi để ngăn chặn virus. Tuy nhiên, virus quá mạnh để có thể bị loại bỏ. Đôi khi, các mô khỏe mạnh trong phổi sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới phổi bị tổn thương. Đó là lý do tại sao một số bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch tử vong vì suy hô hấp. 

Trong khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bệnh cũng sẽ suy yếu theo, dẫn tới các biến chứng khác, trong đó có suy đa tạng ở một số bệnh nhân.

Theo ông Peng Ziyong - Giám đốc bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán nói rằng, phương pháp điều trị của bệnh viện cho các bệnh nhân nặng chỉ là để giúp giảm triệu chứng. 

"Nói một cách cụ thể, với những bệnh nhân khó thở, chúng tôi cung cấp cho họ oxy. Với những người bị suy thận, chúng tôi điều trị bằng lọc máu để giữ cho cơ thể họ cân bằng. Khi bệnh nhân bị ngừng tim, chúng tôi cứu họ bằng ECMO (máy có khả năng thay thế chức năng của tim và phổi)" - ông Peng Zhiyong giải thích. 

"Chúng tôi giúp họ duy trì các chức năng của cơ thể, nhưng hầu hết các bệnh nhân hồi phục đều dựa vào khả năng miễn dịch trong cơ thể họ để loại bỏ virus" - ông nói thêm. 

Thanh Hà

Vì Covid-19 diễn biến phức tạp, Hàn Quốc hoãn khai giảng, nâng cảnh báo lên mức cao nhất

Ngày 23/2, Hàn Quốc quyết định hoãn thời gian bắt đầu học kỳ mới nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan.

Thực hư thông tin WHO liên tục đổi tên virus gây dịch COVID-19

Trước thông tin về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tiếp tục đổi tên virus gây dịch bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2 gây ...

"Siêu lây nhiễm" và chuỗi lây nhiễm vô hình khiến dịch Covid-19 trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết

WHO khẳng định tình huống tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Các quan chức WHO cho rằng sự bùng phát các ca lây nhiễm ...

/ laodong.vn