Bán S-400 cho Saudi Arabia, Putin mất lợi thế trước Phương Tây

Xin giới thiệu bài viết của học giả, nguyên chính khách Mỹ Paul Craig Robert với tiêu đề "Bán S-400 cho Saudi Arabia, Putin mất lợi thế trước Phương Tây"

Nhân có thông tin ngày 6/11/2018 về việc Saudi Arabia sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga trong tương lai gần, xin giới thiệu bài viết ngắn của học giả, nguyên chính khách Mỹ Paul Craig Robert với tiêu đề trên để bạn đọc tham khảo quan điểm của vị học giả này đối với việc Nga bán S-400 cho Saudi Arabia và một số vấn đề khác. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 30/10/2018.

ban s 400 cho saudi arabia putin mat loi the truoc phuong tay

Mấy dòng giới thiệu tác giả: Tiến sỹ kinh tế, Cựu thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chuyên phụ sách chính cách kinh tế trong Chính quyền Tổng thống Ronald Reagan. Là tác giả chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ trong các năm 1981-1989 dưới tên gọi “Reaganomy”.

Nguyên tổng biên tập kiêm nhà bình luận của tờ The Wall Street Journal, Tạp chí Businessweek và Hãng thông tấn Scripps Howard News Service. Đã từng là tác giả của một chuyên mục trên tờ The Washington Times. Viết nhiều cuốn sách về các vấn đề quan trọng trong thế giới hiện đại. Cộng tác viên của “Svobodnaia Pressa” (Nga)- người dịch sang tiếng Nga bài viết này– Xergey Dukhanov.

Sau đây là nội dung bài viết:

ban s 400 cho saudi arabia putin mat loi the truoc phuong tay
Trên ảnh: các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 (Ảnh: Cơ quan báo chí BQP Nga /ТАSS)

Vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại tòa nhà Tổng lãnh sự (Saudi Arabia) tại Thổ Nhĩ Kỳ là một hành động xấc xược chưa từng có tiền lệ. Phản ứng đáp trả từ phía Washington và Chính quyền Canada là bán thêm nhiều vũ khí cho cho Saudi Arabia - những vũ khí này này sẽ được Quân đội Saudi Arabia sử dụng để sát hại dân chúng Yemen.

Biện pháp đáp trả của người Nga- nếu như những thông báo mà tôi được thấy không phải là tin thất thiệt - thì đó là bán cho người Saudi Arabia hệ thống phòng không S-400.

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng những khoản lợi nhuận từ bán vũ khí đã được quan tâm hơn và đứng trên những vụ sát hại và nạn diệt chủng.

Diệt chủng- đó là tất cả những gì đang xảy ra tại Yemen. Tôi nghe qua đài NPR thông tin về việc người Yemen đang chết vì đói và bệnh dịch tả, - dịch tả phát sinh vì toàn bộ cơ sở hạ tầng ở Yemen đã bị Saudi Arabia phá hủy.

Một nữ tình nguyện viên của tổ chức viện trợ nhân đạo đang giúp những người dân tại Yemen đã kể lại sự thật trên, và tất nhiên, tuy cô ấy thực sự chân thành và đau xót trước thảm trạng này, nhưng vì những lý do nhất định đã không thể chỉ ra được rằng nguyên nhân dẫn đế thảm họa chết chóc tại Yemen chính là cuộc chiến tranh mà Washing ton đang bảo kê.

Thay vào đó, cô ấy cho rằng nguyên nhân nạn đói và dịch bệnh là do đồng nội tê Yemen mất giá tới 20% làm giá cả lương thực thực phẩm tăng vọt khiến đại đa số người Yemmen không thể tiếp cận được lương thực, thực phẩm. Cô ấy nhận định rằng giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo này là ổn định đồng nội tê Yemmen!

Thật không thể hiểu nổi là tại sao các phương tiện thông tin đại chúng và các chính khách Phương Tây lại tích cực ma quỷ hóa Iran, Syria, Venezuela, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga đến như vậy.

Nhưng không phải những nước “bị quỷ hóa” đó là kẻ giết người trong các phái bộ ngoại giao, những nước đó cũng không tiển hành các cuộc chiến tranh xâm lược (những cuộc chiến tranh mà cứ theo chuẩn của Tòa án Nürnberg thì phải xác định đó là các tội ác chiến tranh), cũng không phải những nước đó là các quốc gia áp đặt lệnh cấm cung cấp lương thực, thực phẩm và thuốc men cho những người dân thường bị họ ném bom.

Những tội ác đó là do Saudi Arabia, Israel , Mỹ và một số đồng minh NATO thân cận của Mỹ gây ra.

Rõ ràng là, số phận người Yemen- cũng như người Palestine- đơn giản là đã không được tính tới. Những vụ thảm sát hàng loạt người Yemmen, người Palestine đã không còn làm cho Phương Tây cảm thấy lương tâm bị cắn rứt nữa.

Có thể, ông Putin, cũng sẽ có hành động đáp trả Mỹ và những khách hàng mua vũ khí Mỹ theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Nhưng quyết định bán cho Saudi Arabia các hệ thống S-400 là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng (của Nga).

Saudi Arabia chính là nhà tài trợ cho cuộc chiến tranh tại Syria, - trong khi Syria là một quốc gia mà nước Nga đã phải trả giá bằng sinh mạng của chính người Nga và phương tiện vật chất để bảo vệ. Hơn nữa, Saudi Arabia- đó là kẻ thù của Iran. Nhưng Iran- đồng minh của Nga trong cuộc chiến phòng thủ bảo vệ Syria. Sự ổn định của Iran có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định của Nga.

Nhưng, có thể, điều quan trọng hơn nhiều lại là vào đúng cái giờ phút mà người Saudi Arabia có S-400 trong tay, họ sẽ ngay lập tức chuyển giao các tổ hợp đó cho Washington. Và các chuyên gia Washington sẽ nghiên cứu phân tích, tìm ra cách để vô hiệu hóa và tiêu diệt S-400 Nga không mấy khó khăn.

Như vậy thì công lao và tiền của của Nga đầu tư cho S-400 sẽ trở thành công cốc và S-400 sẽ mất ưu thế. Quyết định (của Nga) bán S-400 cho Saudi Arabia đã chứng mình cho Washington thấy rõ một điều là Putin và chính quyền của ông ta không hiểu là mình đang làm gì, và rằng họ (Nga) như những đứa trẻ đang lạc lối trong rừng và (Mỹ) có thể thắng họ một cách rất dễ dàng.

Theo tôi, khía cạnh tệ hại nhất của việc Nga bán S-400 cho Saudi Arabia lại nằm chính ở chỗ bước đi này đã phá hủy đến tận gốc những ưu thế về đạo đức mà ông Putin đã có được trước một Phương Tây khát máu và luôn tìm cách dọa dẫm Nga. Bây giờ thì những gì đã thấy cho chúng ta biết là nước Nga đặt lợi nhuận cao hơn nguyên tắc thượng tôn pháp luật và một cách hành xử có đạo đức mà Chính quyền Nga thường xuyện rao giảng.

Một hành động còn vô đạo đức hơn và vô trách nhiệm hơn nữa- đó là quyết định của Donald Trump rút ra khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm gần ( hay còn thường được gọi là Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm gần-ND).

Nguyên nhân duy nhất khiến nhân vật theo chủ nghĩa Do Thái- bảo thủ kiểu mới- cố vấn an ninh quốc gia của D.Trump (tức cố vấn an ninh quốc Mỹ John Bolton-ND) dàn xếp để Mỹ rút ra khỏi hiệp ước này là nhằm đe dọa Nga. Tên lủa tầm trung không thể với tới lãnh thổ Mỹ.

Tên lửa Nga chỉ có thể “phủ sóng” Châu Âu. Trong khi các tên lửa Mỹ (nếu được) bố trí tại Châu Âu sát biên giới nước Nga có thể trở thành loại vũ khí của đòn tấn công hạt nhân đầu tiên nhắm vào Nga và loại vũ khí này sẽ khiến Nga bất ngờ không kịp phản ứng và bất lực.

Tổng thống Nga V. Putin trong nhiều năm liền đã liên tục phàn nàn và cảnh báo về những hậu quả của việc Washington quyết định bố trí các tổ hợp tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống phòng chống tên lửa Châu Âu tại Rumania và Ba Lan dưới cái cớ là những tổ hợp này sẽ báo vệ Châu Âu trước các đòn tấn công tên lửa từ Iran.

Ông Putin đã nhiều lần nhận xét rằng những tổ hợp tên lửa nói trên có thể rất dễ dàng và bí mật - bởi vì không một ai có thể biết- trở thành những trận địa để phóng các tên lửa có cánh vào Nga.

Mặc dù vậy, viên cố vấn an ninh quốc gia điên rồ của Mỹ (John Bolton) vẫn khẳng định mà không hề biết ngượng với lập luận rất phi lý là chính người Nga mới là kẻ vi phạm Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm gần- mặc dù biết thừa là họ sẽ không làm như vậy vì Nga sẽ không có một chút lợi lộc nào nếu vi phạm Hiệp ước.

Châu Âu tuyệt đối không có bất kỳ một khả năng nào để trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga, ngoài khả năng , có lẽ, một khả năng duy nhất là trở thành các trận địa phóng tên lửa của Washington. Nếu như không có chính sách hiếu chiến của Washington đối với Nga, thì Châu Âu cũng không phải đối mặt với mối đe dọa quân sự nào từ Nga.

Lý do khiến Tổng thống Reagan tiến hành các cuộc đàm phán về tên lửa tầm trung và tầm gần với Gorbachev là mong muốn của ông muốn chấm dứt việc người Mỹ luôn coi Liên Xô như một mối đe dọa. Reagan muốn đặt dấu chấm hết cho “Chiến tranh lạnh” và bắt đầu tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân.

Ông Reagan căm ghét vũ khí hạt nhân. Từ trước thời điểm Reagan nhậm chức tổng thống, đã không còn một ai trong Cộng đồng tình báo Mỹ còn tin là Hồng quân Liên Xô có ý định đánh chiếm Châu Âu. Vấn đề hoàn toàn là ở chỗ khác.

Vấn đề là ở chỗ phải làm cách nào đó để loại bỏ vũ khí hạt nhân – một loại vũ khí có thể, nếu như chúng được sử dụng- không phải là để giành chiến thắng, mà là để hủy diệt sự sống trên Trái Đất. Ông Reagan là người hiểu một cách tường tận nguy cơ đó.

Rất tiếc, hiện nay không còn ai tại Washington (giới lãnh đạo Mỹ) có cách hiểu như vậy nữa.

Nếu như các bên rút ra khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm gần, thì nước Ngta sẽ không thể chịu đựng nổi và không thể chấp nhận sự hiện diện của các căn cứ tên lửa sát nách biên giới nước mình, bởi vì các căn cứ đó có thể trở thành vũ khí của đòn tấn công hạt nhân đầu tiên nhằm vào Nga trong khi Nga không thể có cách nào tự bảo vệ trước đòn tấn công đó.

Các nước Châu Âu sẽ rất ngu ngốc nếu chấp nhận cho bố trí các căn cứ đó trên lãnh thổ của mình. Vì nếu quyết định như vậy, họ đã tự động đặt nước mình trước nguy cơ bị hủy diệt bởi Các lực lượng vũ trang Nga. Chỉ cần một tín hiệu giả và chiến tranh hạt nhân sẽ bắt đầu.

Những dự định bình thường hóa quan hệ với Nga của D.Trump đã thất bại vì giám đốc CIA John Brennan, giám đốc FBIJames Comey, Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein, vì tổ hợp tình báo quân sự Mỹ, vì vận động hành lang của Israel, vì Đảng Dân chủ, vì các phương tiện thông tin truyền thống đại chúng tự do/cánh tả, tiến bộ, - CNN, MSNBC, New York Times, Fox News, BBC, Washington Post и và v.v.

Tất cả chúng ta sẽ chết bởi vì giới tinh hoa lãnh đạo Hoa Kỳ nghiến răng nói dối không ngừng nghỉ.

Từ thực tế chấp nhận những tội ác của Saudi Arabia vả sự thờ ơ của Phương Tây trước việc Hiệp ước về tên lửa tầm gần và tầm trung sẽ không còn hiệu lực, chúng ta có thể kết luận rằng đạo đức đã lùi xa lại phía sau. Ưu tiên hàng đầu là những lợi ích vật chất.

Chúng ta cũng có thể kết luận rằng cái ác đã chiến thắng cái thiện. Hậu quả của nó sẽ là lòng tham và tình trạng vô luật pháp sẽ gia tăng cho đến khi chúng đủ sức hủy diệt chân lý, các dân tộc và toàn bộ cuộc sống trên Trái Đât.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

ban s 400 cho saudi arabia putin mat loi the truoc phuong tay Ấn Độ mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga

Ủy ban Nội các về an ninh (CCS) của Ấn Độ do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu đã phê chuẩn thương vụ mua 5 ...

ban s 400 cho saudi arabia putin mat loi the truoc phuong tay Nga triển khai thêm \'rồng lửa\' S-400 bảo vệ Crimea

Lực lượng phòng không Nga tại Crimea được tăng cường thêm một hệ thống tên lửa S-400 để cải thiện năng lực phòng thủ.

/ http://baodatviet.vn