83.000 tỷ nợ thuế và 3 lần ĐBQH truy trách nhiệm Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng

3 kỳ họp liên tiếp của Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đều nhận được các câu hỏi chất vấn hoặc ý kiến tranh luận từ phía các ĐBQH, nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu ngành tài chính và giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng thuế năm sau cao hơn năm trước.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung

ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa)

Hình thức chất vấn mới, không chất vấn theo nhóm vấn đề, không lựa chọn danh sách "cứng" những người sẽ ngồi "ghế nóng" mà chất vấn tất cả thành viên Chính phủ. Những Bộ trưởng, trưởng ngành nào có nội dung liên quan đều phải trả lời. Tất cả đã tạo ra không khí chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, dân chủ, cởi mở, có trao đi đổi lại về những vấn đề chưa rõ của cả người hỏi và người trả lời tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra.

Song bên cạnh một số vấn đề đã được các Bộ trưởng, trưởng ngành giải đáp, cơ bản đáp ứng được mong mỏi của cử tri, nhân dân. Nhiều nội dung được các ĐBQH đặt lên bàn nghị sự qua nhiều kỳ họp của Quốc hội khóa XIV, tới nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.

35.000 tỷ đồng tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 30.10, ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đã đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về giải pháp để thu hồi nợ đọng thuế. Đại biểu Diến cho rằng, nợ đọng thuế vẫn còn cao và xu hướng của năm 2018 cao hơn năm 2017.

Trong nhiều nguyên nhân, ĐBQH Mai Sỹ Diến quan tâm đến việc các cơ quan chức năng khó kết luận hành vi đúng, sai của doanh nghiệp, của người nộp thuế và của cơ quan thuế. Ông đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ những giải pháp nhằm khắc phục nguyên nhân của tồn tại nêu trên.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của các ĐBQH. (Ảnh: Lê Hiếu)

Trả lời chất vấn vào sáng 31.10, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã cung cấp tới các ĐBQH số liệu khá chi tiết về nợ đọng thuế.

Cụ thể, mấy năm gần đây, đã thu nợ đọng thuế đạt khoảng 82% số nợ đọng có khả năng thu. Năm 2016, thu 40.049 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Năm 2017, thu 44.773 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và 9 tháng đầu năm 2018, thu 25.382 tỷ đồng, đạt 61% số tiền nợ đọng thuế có khả năng thu hồi đến ngày 31.12.2017. Đồng thời hàng năm đã đôn đốc, thu hồi các khoản thuế truy thu, tiền phạt theo kết luận của cơ quan kiểm toán và đạt trên 80% số kiến nghị tăng thu.

Về tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng thu nội địa thì đã giảm dần qua các năm. Năm 2016 là 8,5%, cuối năm 2017 còn 7,6% và tính đến cuối tháng 9 năm 2018 còn 7,5%. Tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh, năm 2016 là 5,6%, năm 2017 là 4,4% và cuối tháng 9.2018 còn 4,3%.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung

Kết quả thu hồi nợ thuế những năm gần đây

Tuy nhiên, tổng số nợ thuế hiện nay còn rất lớn. Tính đến cuối tháng 9.2018, đang đọng 82.961 tỷ đồng, trong đó nợ thuế không có khả năng thu hồi chiếm 42,1% trên tổng số nợ đọng thuế (tương đương 35.000 tỷ đồng), tăng 11% so với thời điểm ngày 31.12.2017. Tiền phạt vi phạm hành chính thuế và chậm nộp thuế chiếm tỷ trọng 20% và tăng 6%.

“Nguyên nhân nợ thuế chủ yếu do số nợ đọng không có khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể phá sản và không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và tiền phạt, tiền chậm nộp tính 0,03%/ 1 ngày. Hiện nay theo chỉ đạo của Chính phủ chúng tôi đang tổng hợp rà soát phân tích và báo cáo Quốc hội về xử lý nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Về các biện pháp, Bộ trưởng Đinh Tién Dũng cho biết, đã ra chỉ thị về tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ để giảm nợ đọng thuế. Cơ quan này cũng giao chỉ tiêu thu nợ cho từng chi cục thuế, đến từng bộ phận, phân công từng cán bộ, công chức thu nợ và áp dụng kiên quyết các biện pháp cưỡng chế nợ theo quy định, công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ trên phương tiện thông tin đại chúng.

Chuyện “người thừa kế phải nộp thuế nếu người chết còn nợ”

Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp Quốc hội thứ 3 liên tiếp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận được các câu hỏi chất vấn hoặc ý kiến tranh luận từ phía các ĐBQH, nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu ngành tài chính và giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng thuế năm sau cao hơn năm trước.

Nhưng khác với hai lần giải trình, trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 4, 5, số nợ đọng thuế và nợ thuế không có khả năng thu hồi đều thấp hơn khá nhiều so với hai con số 82.961 tỷ đồng và 35.000 tỷ đồng mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng mới đưa ra.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải trình trước Quốc hội. (Ảnh: I.T)

Theo đó, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 5, diễn ra sáng 26.5.2018, ông Dũng đã đưa ra thông tin, nợ đọng thuế giảm cả về số tuyệt đối và tỉ lệ so với tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó số thuế nợ đọng giảm từ 81.970 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 73.100 tỷ đồng cuối năm 2017, tương ứng với giảm 10,8%, riêng số nợ thuế có khả năng thu hồi giảm từ 31.700 tỷ đồng xuống 26.000 tỷ đồng, tương ứng với số giảm là 18% và bằng khoảng 2,5% tổng thu ngân sách.

Cùng với đó, thu hồi nợ đọng thuế cũng được tăng cao qua các năm, năm 2016 chúng ta thu được 39,7 nghìn tỷ đồng, năm 2017 là 44.770 tỷ đồng. Trong số thuế, nợ đọng còn lại, số nợ thuế không có khả năng thu hồi đến cuối năm 2017 là 31.500 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so với cuối năm 2016 và chiếm 43% tổng nợ thuế. Đây là các khoản nợ thuế của các đối tượng đã chết, mất tích, doanh nghiệp giải thể, không còn tài sản để thu hồi nhưng chưa được xóa và vì chưa được xóa nên theo quy định của pháp luật vẫn phải theo dõi và tính phạt chậm nộp 0,03%/ 1 ngày, nên số nợ này càng tăng.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). (Ảnh: Lê Hiếu)

Tuy nhiên, chỉ sau phần giải trình của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ít phút, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã đưa ra quan điểm, công tác thu ngân sách đã có sự chuyển biến rất tích cực, đã tăng thu, giảm nợ, giảm lỗ. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, công tác này trước đây chưa làm hết trách nhiệm.

“Riêng về vấn đề một số người nợ thuế đã chết, thì tôi có kiến nghị là đề nghị rà soát để xác định rõ là người chết thì người thừa kế vẫn phải nộp, vì theo quy định của Luật Thừa kế thì không phải chết có nghĩa là đã hết nghĩa vụ, chết không có nghĩa là hoàn toàn xóa khoản nợ, mà đây là tiền ngân sách của nhà nước, là một vấn đề mang tính kỷ luật rất cao”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Ý kiến của ông Nhưỡng sau đó đã tạo ra dư luận trái chiều. Sáng 28.5, bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã nói rõ hơn về quan điểm này.

Cụ thể, theo Luật Thừa kế, những người là thành viên trong gia đình nếu thừa kế tài sản, thừa kế các quyền thì đồng thời phải thừa kế các nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế.

Ông Nhưỡng cho rằng, quan điểm của ông là người chết không phải nộp thuế, mà người chết rồi thì người thừa kế phải nộp thuế đó và muốn Bộ Tài chính phải chỉ đạo để rà soát vấn đề này để tránh thất thoát ngân sách và tránh bất bình đẳng giữa các công dân trong quá trình nộp thuế.

“Nếu không có giải pháp mới thì Bộ trưởng không cần trả lời”

Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sau khi ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ trả lời có giải pháp nào mới, hiệu quả không để chống tình trạng nợ đọng thuế?” trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH diễn ra sáng 16.11.2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An)

Cùng với đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đưa ra giải pháp là Chính phủ tổng hợp tất cả các khoản nợ thuế, báo cáo Quốc hội để xem xét những khoản không có khả năng, không thể thu hồi được.

Trước đó, trả lời câu hỏi của ĐBQH Trương Anh Tuấn (Nam Định) về giải pháp nào để khắc phục tình trạng doanh nghiệp kê khai nộp thuế không đầy đủ, nhiều doanh nghiệp còn nợ thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã đưa ra các giải pháp như giao chỉ tiêu thu nợ cho từng doanh nghiệp, theo từng doanh nghiệp đối với từng đồng chí lãnh đạo từ tổng cục xuống đến cục, xuống đến phòng, ban, xuống đến chi cục và đến cán bộ quản lý thuế.

Thực hiện kiên quyết các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế thuế và như ban hành thông báo nợ thuế tiền chậm nộp, các biện pháp cưỡng chế, nhắn tin, đôn đốc người nộp thuế, thành lập đoàn liên ngành để thu hồi nợ đọng và thực hiện cưỡng chế thuế.

Hay thực hiện công khai thông tin nợ thuế chúng ta cũng đang triển khai. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung Cục thuế TP HCM đề nghị tước giấy phép công ty giám sát dự án 10.000 tỷ

Công ty Meinhardt Việt Nam có khả năng bị cưỡng chế do nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp lên đến hơn 22 tỷ ...

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung Đòi nợ thuê lộng hành, người dân bất an

Những kẻ đòi nợ thuê đe dọa, khủng bố tinh thần, hành hung người nợ đòi tiền nhưng cơ quan chức năng khó xử lý ...

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung Thất thu ngân sách 4.000 tỷ đồng khi di dời các nhà máy thành cao ốc

Các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp nhà nước sau khi di dời khỏi nội đô đều biến thành cao ốc gây thất thu ...

83000 ty no thue va 3 lan dbqh truy trach nhiem bo truong dinh tien dung Lãnh đạo TP HCM: \'Hoạt động đòi nợ thuê rất dễ vi phạm pháp luật\'

Cơ quan chức năng đã nắm được 5 băng nhóm liên quan đến 137 doanh nghiệp cầm đồ, cho vay lãi nặng rồi tổ chức ...

/ http://danviet.vn