6 loại củ quả bạn không nên gọt vỏ khi ăn kẻo mất chất

Việc ăn vỏ của những loại củ quả này không chỉ giúp cải thiện tâm trạng, khiến bạn trông trẻ lâu mà còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

6 loại củ quả bạn không nên gọt vỏ khi ăn kẻo mất chất - Ảnh 1

Vỏ táo chứa rất nhiều dinh dưỡng mà bạn không nên bỏ - Ảnh: Minh họa

- Táo

Gần một nửa lượng vitamin C nằm trong khoảng 1 mm trên bề mặt vỏ. Hầu hết các tế bào hương thơm đều ở trong vỏ, vì vậy trái táo sẽ mất hết hương vị nếu gọt vỏ.

Vỏ táo xanh rất giàu lutein, có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và dị tật bẩm sinh và cũng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Màu sắc tươi sáng của vỏ táo hoàn toàn biểu thị cho hàm lượng dưỡng chất thực vật có lợi cho sức khỏe.

Trong khi đó, vỏ táo vàng chứa carotenoids như betacarotene giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh, chống ung thư và bảo vệ chống lại bệnh tim.

Lõi quả táo không chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao hơn nhưng là một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời để giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ tiêu hóa, theo MSN.

- Cà rốt

Vỏ cà rốt có nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, vỏ loại củ này còn chứa nhiều carotene hơn cả cà chua. Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A. Chính vì thế, sẽ thật uổng phí nếu gọt vỏ cà rốt vì tất cả những chất chống oxy hóa của cà rốt đều nằm ở lớp vỏ này.

- Khoai lang

Khi ăn khoai tây chúng ta thường gọt bỏ vỏ, Tuy nhiên, lớp vỏ mỏng manh của khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời vỏ củ khoai lang còn có tác dụng bảo vệ các chất bên trong lớp thịt.

- Khoai tây

Cũng giống như khoai lang, lớp vỏ bên ngoài của khoai tây chứa rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Theo đó, 20% dưỡng chất như các vitamin B và khoáng chất tập trung ở phần vỏ của khoai tây. Chính vì thế , nếu muốn tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ mỏng đó. Dịch chiết từ vỏ khoai tây có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng.

- Dưa chuột (dưa leo)

Vỏ màu xanh của dưa chuột làm tăng chức năng chống oxy hóa và bổ sung chất xơ, có tác dụng ngăn ngừa táo bón cũng như kiểm soát lượng đường trong máu.

- Dưa hấu

Lớp vỏ trắng của dưa hấu được chế biến thành món ăn, vị thuốc. Vỏ dưa hấu xào rất tốt cho những người bị nóng trong, phát nhiệt. Còn nếu cắt nhỏ dùng trong món nộm có thể kích thích tiêu hoá và có lợi cho dạ dày.

Trong Đông y, lấy vỏ dưa hấu phơi khô sắc nước uống có tác dụng trị chứng cao huyết áp, phù thũng, viêm thận cấp, viêm thận mãn tính, đái tháo đường, nước tiểu đục... Uống nước được sắc từ vỏ dưa hấu có tác dụng giải khát, làm tiêu tan cái nóng hè oi bức bên ngoài môi trường cũng như cái nóng trong đang thiêu đốt mãnh liệt. Hơn thế nữa, vỏ dưa hấu còn có tác dụng lợi tiểu, rất hợp với những đối tượng biếng ăn hay khó tiêu hóa.

Quỳnh Chi (T/h)

Bất ngờ 12 loại rau củ quen thuộc nhưng chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất ở Mỹ Bất ngờ 12 loại rau củ quen thuộc nhưng chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất ở Mỹ

Tổ chức Công tác về Môi trường (EWG) tại Mỹ vừa đưa ra danh sách các loại rau củ quả có lượng tồn dư thuốc ...

7 loại nước ép rau củ quả thanh nhiệt cơ thể 7 loại nước ép rau củ quả thanh nhiệt cơ thể

Ngày nắng nóng, bạn uống nước ép cà rốt, dưa chuột, dứa, cải bó xôi, cà chua... có tác dụng giải nhiệt cơ thể.

/ www.doisongphapluat.com