25 năm qua, đại dương hấp thụ lượng nhiệt bằng 3,6 tỉ quả bom nguyên tử

Các nhà nghiên cứu cho biết, các đại dương đạt nhiệt độ cao kỷ lục vào năm 2019. Điều này sẽ tiếp diễn khi tốc độ nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng.

Nhiệt độ ở đại dương tăng 0,075 độ C, cao hơn mức trung bình kể từ năm 1981 đến năm 2010. Ảnh: Getty

Một nghiên cứu mới cho thấy, tác động của sự nóng lên ở các đại dương trong năm 2019 là nóng nhất trong lịch sử loài người - tăng 0,075 độ C - trên mức trung bình từ năm 1981 đến năm 2010.

Các nhà khoa học cho biết, đại dương cung cấp một bức tranh tốt về sự nóng lên khi chúng giữ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa được lưu trữ trên trái đất.

"Sự nóng lên đại dương được đo lường là điều không thể chối cãi. Đây là một bằng chứng khác về sự nóng lên toàn cầu", Lijing Cheng - phó giáo sư ở Trung tâm Khoa học khí hậu và Môi trường quốc tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí Advances In Atherheric Science.

Ngoài ra, ông Cheng chia sẻ, lượng nhiệt độ ở các đại dương hấp thụ trong vòng 25 năm qua được cho là tương đương với 3,6 tỉ quả bom nguyên tử ở Hiroshima.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu bằng các phương pháp phân tích mới để so sánh với các xu hướng nhiệt kéo dài từ những năm 1950, họ nhận thấy 5 năm qua là kỷ lục ấm nhất.

Ông John Abraham -  giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại học bang Thomas, Mỹ cho biết, muốn hiểu về sự nóng lên toàn cầu phải đo sự nóng lên của đại dương.

"Sự nóng lên toàn cầu là có thật và nó trở nên tồi tệ hơn. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng cho những gì sắp tới. May mắn thay, chúng ta có thể làm điều gì đó về nó. Chúng ta có thể sử dụng năng lượng một có chọn lọc hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình", tờ Independent dẫn lời ông John.

Sự nóng lên đột ngột - chẳng hạn như sóng nhiệt ở bắc Thái Bình Dương từ năm 2013 đến 2015 được các nhà nghiên cứu đặt tên là "blob" - có thể gây ra những hậu quả thảm khốc đối với đa dạng sinh học đại dương.

"Những biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu để lại những hậu quả lớn. Sự mất mát lớn về sinh vật biển, từ thực vật phù du, động vật phù du cho đến động vật biển", Kevin Trenberth nhà khoa học tại Trung tâm Quốc gia nghiên cứu về khí quyển ở Mỹ thông tin. 

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo các điểm nóng trên đại dương có thể có tác động đáng kể đến các cơn bão. Chẳng hạn như sức nóng ở Vịnh Mexico đã sinh ra cơn bão Harvey năm 2017 và cơn bão Florence năm 2018. Cả 2 cơn bão đã giết chết hàng chục người.

"Cái giá mà chúng ta phải trả là giảm oxy hòa tan trong đại dương, mất mát một lượng sinh vật biển, gia tăng các cơn bão, giảm ngư nghiệp và các nền kinh tế liên quan đến đại dương", ông Cheng nói. "Tuy nhiên, chúng ta càng giảm khí nhà kính, đại dương sẽ càng ấm lên. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và chuyển giao cho một xã hội năng lượng sạch vẫn là con đường chính".

vật phù du, động vật phù du cho đến động vật biển", Kevin Trenberth nhà khoa học tại Trung tâm Quốc gia nghiên cứu về khí quyển ở Mỹ thông tin. 

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo các điểm nóng trên đại dương có thể có tác động đáng kể đến các cơn bão. Chẳng hạn như sức nóng ở Vịnh Mexico đã sinh ra cơn bão Harvey năm 2017 và cơn bão Florence năm 2018. Cả 2 cơn bão đã giết chết hàng chục người.

"Cái giá mà chúng ta phải trả là giảm oxy hòa tan trong đại dương, mất mát một lượng sinh vật biển, gia tăng các cơn bão, giảm ngư nghiệp và các nền kinh tế liên quan đến đại dương", ông Cheng nói. "Tuy nhiên, chúng ta càng giảm khí nhà kính, đại dương sẽ càng ấm lên. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và chuyển giao cho một xã hội năng lượng sạch vẫn là con đường chính".

HỒNG HẠNH

/ laodong.vn