Xin làm sân vận động 25.000 tỷ: Kỳ lạ thế!

Làm dự án là được lợi lớn nhờ vào việc xin cấp đất, hoặc cho thuê đất giá rẻ

Ngày 25/1, trao đổi với Đất Việt về đề xuất của một tập đoàn kinh tế trong nước xin Hà Nội cấp 1.000-2.000 ha đất tại huyện Đông Anh, Mê Linh hoặc Sóc Sơn để xây dựng một tổ hợp vui chơi, giải trí, du lịch, trong đó có sân vận động sức chứa 100.000 chỗ ngồi, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cho biết chưa biết về thông tin này.

xin lam san van dong 25000 ty ky la the

Mô hình sân vận động nhà đầu tư đưa ra. Ảnh: Zing

Tuy nhiên, vị Giám đốc Sở lưu ý, đầu tư dự án phải thực hiện theo quy trình, quy định của pháp luật. Theo đó, cần phải xem xét đánh giá rất kỹ về quy mô, hạng mục, tính chất, mục tiêu của dự án mới có thể quyết định.

"Doanh nghiệp đề xuất là việc của doanh nghiệp nhưng về mặt quản lý sẽ phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác", ông Động nói.

Được biết, sân vận động dự kiến thiết kế hiện đại bậc nhất, và có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tổ hợp dự án còn có các hạng mục cụm sân golf liên hoàn; đường đua công thức 1; cụm khách sạn, resort tiêu chuẩn 5 sao; khu liên hợp đa phương tiện phục vụ các hội nghị quốc tế; khu dịch vụ vui chơi giải trí; khu trung tâm thương mại - tài chính; tổ hợp các khu chăm sóc sức khoẻ kết hợp nghỉ dưỡng (bệnh viện nghỉ dưỡng)...

Kỳ lạ thế

Chia sẻ quan điểm cá nhân, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Lê Cao Đoàn đánh giá việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng rất cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu vận động, phát triển chung của toàn xã hội, trong đó, bao gồm toàn bộ các loại hạ tầng kinh tế, hạ tầng y tế, xã hội, hạ tầng văn hóa, các khu vui chơi, giải trí...

Theo vị chuyên gia, việc đề xuất xây dựng một tổ hợp vui chơi, giải trí, du lịch, khách sạn... là rất tốt, đặc biệt, nếu xuất hiện một sân vận động sức chứa 100.000 chỗ ngồi sẽ là cơ hội tạo động lực phát triển cho ngành thể dục, thể thao trong nước, đồng thời cũng tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Có những hoạt động khác cũng rất quan trọng, nếu không tập trung sẽ không tạo ra được sự phát triển như việc hình thành các trung tâm, tổ hợp dịch vụ y tế. Những khu này được kỳ vọng là nơi tập trung, áp dụng các tiến bộ y học thế giới, hình thành lên các trung tâm khám, chữa bệnh cho cả trong nước, thậm chí kết nối của cả vùng như các khu khám chữa bệnh của Trung Quốc, Singapore...

PGS Lê Cao Đoàn cho biết, xây dựng những tổ hợp hạ tầng như vậy phải được thực hiện theo một quy mô rất lớn, vốn đầu tư nhiều, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, năng lực kinh doanh tốt... Vậy các nước họ đầu tư như thế nào? Trả lời câu hỏi này, trước hết, PGS Lê Cao Đoàn chỉ rõ: đây là câu chuyện đầu tư kinh doanh và như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải tự bỏ tiền để mua lại đất đai, hạ tầng phục vụ cho sự phát triển dự án của chính mình. Doanh nghiệp không xin, Nhà nước không cho.

Soi vào dự án của Việt Nam, PGS Lê Cao Đoàn cho rằng cần phải làm rõ mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, về năng lực, trình độ của doanh nghiệp này đã đủ lớn, đủ mạnh, đủ vững vàng để có thể quản lý, khai thác, kinh doanh một tổ hợp dự án với quy mô lớn, nhiều loại hình dịch vụ như vậy chưa?

Thứ hai, nhà đầu tư đề xuất xin Hà Nội "cấp" 1.000-2.000 ha đất tại huyện Đông Anh, Mê Linh hoặc Sóc Sơn để xây dựng dự án là đề xuất quá vô lý.

Đất có thể mua - bán, chuyển nhượng nhưng không thể cho không, cấp không.

"Ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang được lợi lớn nhờ vào việc làm dự án là lại được cấp đất, hoặc cho thuê đất giá rẻ. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư trong nước chỉ thích đổ dồn vào đầu tư các loại hạ tầng, dịch vụ liên quan tới sử dụng nhiều đất. Nhà đầu tư lợi vô cùng", ông Đoàn nói.

Do đó, vị chuyên gia cho rằng, việc giải quyết mối quan hệ đất đai giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước không được thể hiện theo đúng quy luật kinh tế thị trường, tạo ra nhiều lỗ thủng gây thất thoát, hao hụt tài sản của nhà nước, chuyển lợi ích từ chỗ này sang chỗ khác, lợi ích của quốc gia lại chuyển sang lợi ích của cá nhân.

Theo vị PGS, từ những lỗ thủng lớn trong các hoạt động kinh tế là điều kiện giúp cho Việt Nam có rất nhiều đại gia, tỉ phú đô la giàu lên nhanh chóng chính nhờ việc đầu tư dự án hạ tầng, mua đi bán lại quyền sử dụng đất để hưởng chênh lệch, những người có mối quan hệ được sở hữu đất đai theo cơ chế phi thị trường.

Để tránh những lặp lại hiện tượng trên, vị PGS đề nghị Hà Nội phải xem xét dựa trên quy hoạch, mọi hoạt động kinh doanh phải bình đẳng, minh bạch theo cơ chế thị trường.

Hoài An

xin lam san van dong 25000 ty ky la the Xin làm sân vận động 25.000 tỷ: Doanh nghiệp tính toán gì?

Quyết định thận trọng, tính toán kỹ lưỡng, giải thích rõ ràng mục đích, tính hiệu quả của dự án phải được kiểm tra, đánh ...

xin lam san van dong 25000 ty ky la the FLC đề xuất xây sân vận động 100.000 chỗ ngồi tại Hà Nội

Dự án có hạng mục đường đua công thức một, nghỉ dưỡng... với tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn một vào khoảng 25.000 ...

xin lam san van dong 25000 ty ky la the Sân vận động hiện đại bậc nhất UAE, nơi tuyển Việt Nam gặp Yemen

Sân Hazza Bin Zayed vừa được hoàn thành năm 2014, cách khách sạn tuyển Việt Nam đang ở khoảng 13 km.

/ http://baodatviet.vn