Vì sao có quan niệm cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?

Dân gian vẫn đang lưu truyền câu nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Việt Nam có nhiều ngày lễ, Tết, vì sao người Việt lại coi trọng ngày rằm tháng Giêng đến vậy?

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

vi sao co quan niem cung ca nam khong bang ram thang gieng

Ảnh minh họa.

Trong dân gian vẫn hay có câu nói: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, để nói về tầm quan trọng của ngày này đối với người Việt.

Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng.

Thêm vào đó, tháng này công việc lại ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các tháng khác (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ nguyên (Rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10) với ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách.

Đối với người Việt, lễ rằm tháng Giêng là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp những người đau yếu, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù.

Ngoài ra, theo nông lịch, rằm tháng Giêng cũng là khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Với quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cầu, cúng.

Hiện nay cũng có quan niệm khác về ngày rằm tháng Giêng, cho rằng đây là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: “Lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng”.

Đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.

Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn.

Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng.

Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật.

Khi thực hiện cúng rằm tháng Giêng, thông thường các gia đình thường chuyển bị mâm cỗ với những món ăn quen thuộc, tùy theo từng vùng miền như xôi gấc, hoa quả, gà luộc, chân giò và đặc biệt là không thể thiếu bánh trôi, chay với mong muốn mang đến một năm mới mọi sự trôi chảy, thuận lợi.

vi sao co quan niem cung ca nam khong bang ram thang gieng Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu đầy màu sắc trên đường phố Bình Dương

Chiều 2/3, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu kết thúc bằng màn diễu hành rước kiệu rực rỡ sắc màu qua các tuyến phố chính ...

vi sao co quan niem cung ca nam khong bang ram thang gieng Đồ phóng sinh "bủa vây" cửa chùa ngày Rằm tháng Giêng

Lợi dụng tâm lý đầu năm thả vật phóng sinh cầu may của người dân, các tiểu thương đã mang vật phóng sinh đến các ...

vi sao co quan niem cung ca nam khong bang ram thang gieng Bỏ tục đốt vàng mã: Cần áp thuế mức cao để hạn chế sản xuất và tiêu thụ

GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đề xuất, để hạn chế việc người dân đốt vàng mã một ...

vi sao co quan niem cung ca nam khong bang ram thang gieng Thánh thần nào giúp giải hạn?

Cứ vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người dân lại đổ về các cơ sở thờ tự, chịu ngồi dưới lòng đường, vỉa hè, ...