Sức mạnh Nga, tiền Trung Quốc: Bộ đôi vực dậy Syria

Người Nga có thể dùng sức mạnh chấm dứt bạo lực tại Syria nhưng chỉ có Trung Quốc với nguồn tiền khổng lồ của mình mới có thể giúp vực dậy quốc gia Trung Đông này.

suc manh nga tien trung quoc bo doi vuc day syria
Nga và Trung Quốc phủ quyết nỗ lực áp đặt cấm vận Syria của phương Tây hồi tháng 3.2017. Ảnh: Reuters, AP.

Sau 7 năm ròng rã liên miên chiến sự, cuộc chiến ở Syria đang đi tới hồi kết khi quân đội chính phủ Syria với sự hỗ trợ của Không quân Nga đang từng bước đánh bại không chỉ tổ chức khủng bố IS mà còn cả lực lượng đối lập do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Đương nhiên, cái giá phải trả không hề rẻ: hàng triệu người Syria đã thiệt mạng hoặc bị li tán, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề. Theo LHQ ước tính, chính phủ Syria sẽ phải mất ít nhất là 250 tỷ USD để khôi phục lại đất nước về thời kỳ trước chiến tranh. Nếu đánh bại các lực lượng chống đối khó 1 thì vực dậy đất nước từ đống tro tàn khó 10.

Nước Nga và cả Iran đã dùng sức mạnh để chiến thắng cuộc chiến, Syria hiện giờ cần một nhân tố khác để giúp xây dựng đất nước, đạt được hòa bình. Hiểu được điều này, Trung Quốc đã bước vào Syria, không phải bằng binh sĩ hay khí tài quân sự mà bằng đồng nhân dân tệ và một kế hoạch tái thiết đầy tham vọng.

Theo RT, các doanh nghiệp Trung Quốc với hầu bao rủng rỉnh đang tranh giành các gói thầu xây dựng lại đường xá, nhà cửa, cơ sở hạ tầng trên khắp Syria. Dĩ nhiên, hơn 250 tỷ USD là một miếng bánh quá ngọt ngào mà Bắc Kinh không thể bỏ qua.

“Phương Tây do dự trong việc giúp tái thiết Syria sau cuộc chiến”, tờ Bloomberg đầy uy tín viết. “Đơn giản vì họ không phải là bên thắng cuộc mà lại là Nga, Iran và Syria”.

suc manh nga tien trung quoc bo doi vuc day syria
Theo LHQ ước tính, Syria cần ít nhất là 250 tỷ USD để tái thiết đất nước. Ảnh: The National.

Dường như, Mỹ và EU đang cố tình “ghìm” tiền lại để làm con bài mặc cả cho “một sự chuyển giao quyền lực”, hay nói thẳng ra là thay đổi chế độ tại Syria. 7 năm “chống lưng” cho các lực lượng đối lập Syria nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad đã uổng phí, đây là con bài duy nhất còn lại mà phương Tây có trên tay. Đáng lẽ, nếu luật quốc tế được áp dụng một cách công bằng, Washington và đồng minh phải có trách nhiệm khắc phục thiệt hại gây ra tại Syria. Thế nhưng, thực tế thì lại trái ngược, những người đem bạo lực và chiến tranh tới Syria đã “phủi tay”.

Thế nhưng, theo đặc phái viên Nga về Syria Alexander Lavrentiev, phương Tây có tham gia tái thiết Syria hay không chẳng còn là vấn đề nữa bởi Damascus đã có những nguồn tiền đầu tư khác, trong đó lớn nhất trong tất cả là Trung Quốc.

Có đi cũng phải có lại, Trung Quốc đương nhiên không chỉ ngắm tới miếng bánh tái thiết hơn 250 tỷ USD ở Syria. Cần phải nhớ rằng, trong lịch sử, Syria từng là một nút thắt quan trọng của Con đường Tơ lụa huyền thoại trải dài từ Trung Quốc, tới khắp châu Á, châu Âu và châu Phi. Ngày nay, tầm nhìn chiến lược “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc vẫn rất cần vị trí địa chiến lược của quốc gia Trung Đông này.

suc manh nga tien trung quoc bo doi vuc day syria
Với sức mạnh Nga và tiền Trung Quốc, một tương lai mới đang đón chờ người dân Syria. Ảnh: Getty.

Hiện tại, Trung Quốc đang có một lợi thế lớn tại Syria là mối quan hệ ngoại giao thân thiện. Giống với Nga, trong Chiến tranh Lạnh, Bắc kinh duy trì mối quan hệ liên minh gần gũi với ông Hafez al-Assad – người lãnh đạo Syria từ năm 1971 tới năm 2000, đồng thời cũng là cha của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad. Trong bối cảnh hiện tại, mối quan hệ thâm giao này đã trở thành một tiền đề vững chắc cho Trung Quốc tại Syria. Không chỉ có vậy, Trung Quốc cũng không hề ủng hộ chính sách “Assad must go” (Assad phải từ chức) của phương Tây. Do đó, đầu tư vào Syria là quyết định gần như an toàn tuyệt đối với xứ sở gấu trúc.

Đương nhiên, để đảm bảo OBOR được ổn định, Syria cũng cần phải là một nước ổn định về chính trị và an ninh. Vào đầu tháng này, đặc phái viên Trung Quốc về Syria Tạ Hiểu Nham đã nói với truyền thông Nga rằng cả hai nước này đang hợp tác chặt chẽ nhằm “thúc đẩy tiến trình chính trị cũng như phục hồi hậu chiến tranh ở Syia”. Ông Tạ khẳng định rằng đảm bảo tương lai cho Syria là một phần trong “mối quan hệ chiến lược” giữa Bắc Kinh và Moscow vốn đang phát triển mạnh dưới thời của Chủ tịch Tập và Tổng thống Putin.

Khi mà cuộc chiến đã dần đi tới hồi kết, kế hoạch lật đổ Tổng thống Assad của phương Tây đã thảm bại và Syria đang trên đà tiến tới ổn định và hòa bình, Trung Quốc, Nga, Iran và toàn bộ khu vực Á-Âu sẽ là người chiến thắng!

suc manh nga tien trung quoc bo doi vuc day syria

Nga \'ra lệnh\' rút khỏi Syria, đã đến lúc Iran không thể trái lời \'ông lớn\'?

Iran có thể cảm thấy thông cảm với Nga và Syria khi họ buộc phải hy sinh đối tác của mình để hướng tới một ...

suc manh nga tien trung quoc bo doi vuc day syria

Mỹ ra tối hậu thư cấm quân đội Syria tiến về phía Nam

Mỹ đã cảnh báo sẽ có các "biện pháp thích hợp và mạnh mẽ" để bảo vệ tình trạng ngừng bắn ở miền Nam Syria ...

http://danviet.vn/the-gioi/suc-manh-nga-tien-trung-quoc-bo-doi-vuc-day-syria-880406.html

/ Dân Việt