Sẽ bán 800 đồng/thông tin dữ liệu cư dân?

Trong khi cô dâu hơn chú rể 35 tuổi chính thức có đơn tố cáo cán bộ phường Sông Bằng đưa thông tin đám cưới trên mạng thì Bộ Tài chính dự định thu “phí khai thác” dữ liệu cư dân với thấp nhất 800 đồng/thông tin?

se ban 800 dongthong tin du lieu cu dan

Trong khi cô dâu hơn chú rể 35 tuổi chính thức có đơn tố cáo cán bộ phường Sông Bằng đưa thông tin đám cưới trên mạng thì Bộ Tài chính dự định thu “phí khai thác” dữ liệu cư dân với thấp nhất 800 đồng/thông tin?

Có lẽ, cả hai sự kiện này nên được nhìn nhận nghiêm túc. Bởi bản chất, một bên là hành vi làm lộ thông tin cá nhân công dân bị cấm tuyệt đối và một bên là bán thông tin dưới danh nghĩa “dữ liệu”.

Bà Lê Thị Thu Sao, người vợ trong câu chuyện “cô dâu 61 tuổi hơn chú rể 35 tuổi” đã làm đơn tố cáo gửi đến Phường Sông Bằng vì cho rằng nơi đây đã làm rò rỉ thông tin cá nhân của mình.

Câu chuyện cực kỳ tệ hại. Theo đúng quy định của pháp luật, bà Sao cùng chồng tới phường Sông Bằng, TP Cao Bằng đăng ký kết hôn. Trong khi đang chờ giấy đăng ký kết hôn thì ảnh chụp bản đăng ký kết hôn, còn chưa có con dấu, đã tràn ngập mạng xã hội. Và hậu quả, câu chuyện của 2 vợ chồng được mang ra bàn tán, đàm tiếu thị phi từ phía cộng đồng mạng.

“Nếu không phải cán bộ trong phường thì ai có thể làm được việc này?- bà Sao đặt câu hỏi.

Có thể nói, ở khía cạnh đạo đức, việc tung tin bêu riếu đời tư người khác là rất độc ác. Trong khi đó, ở giác độ công vụ, nếu quả thực có việc cán bộ phường đưa tin lên mạng xã hội thì đây rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật.

Từ hiến pháp cho đến luật dân sự đều đã có những quy định hết sức tiến bộ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quy định rất chặt chẽ việc bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Nhưng câu chuyện ở Sông Bằng chỉ là một khía cạnh đang phản ánh thực tế lọt lộ thông tin cá nhân cũng như sự kém văn minh trong những biểu hiện thiếu tôn trọng các quy định bảo vệ thông tin cá nhân.

Câu hỏi cần được đặt ra sau vụ việc này là các cá nhân, các nhân viên công vụ, thậm chí cơ quan nhà nước có được phép sử dụng thông tin cá nhân trong các dữ liệu quản lý? Chẳng hạn thời sự nhất là dự định thu “phí khai thác” dữ liệu cư dân với thấp nhất 800 đồng/thông tin?

Điều 38 BLDS 2015 quy định “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Và việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Và có vẻ việc thu “phí khai thác” dữ liệu cư dân cũng như nhìn nhận khoản tiền có thể thu được trong sự ảnh hưởng tới đời sống người dân cần phải được đặt ra một cách thận trọng và xem xét một cách nghiêm túc.

Những cú điện thoại mời chào bất động sản, mời chào vay tiền, tư vấn gia sư ...đã quá phiền phức rồi...

Và vài trăm tỉ “nhà nước thu” có phải là thứ có thể dùng để đánh đổi?

se ban 800 dongthong tin du lieu cu dan Chia sẻ dữ liệu dân cư: Đột phá, nhưng cần...

Thí điểm chia sẻ các dữ liệu dân cư và tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa là ...

se ban 800 dongthong tin du lieu cu dan Dữ liệu dân cư sẽ được khai thác, thu phí như thế nào?

Cơ quan quản lý dữ liệu dân cư được quyền cho phép khai thác thông tin nhưng phải đảm bảo bí mật đời tư.

se ban 800 dongthong tin du lieu cu dan Đề xuất thu giá chia sẻ dữ liệu dân cư: Mọi người đang bình luận sai

Thông tin chia sẻ là thông tin trong chứng minh thư chứ không phải là thông tin cá nhân. Mọi người hiện nay đang bình ...

/ https://laodong.vn