Quản lý taxi kiểu gì kỳ cục vậy?

Dự thảo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô sửa đổi đang được đặt trên bàn chờ thông qua, liệu có hạ nhiệt được cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ?

"Cuộc chiến" nói trên có lẽ được châm ngòi từ ngày 7-1-2016 khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ký ban hành Quyết định số 24/QĐ-BGTVT cho phép triển khai thí điểm hình thức "vận tải hợp đồng điện tử", bật đèn xanh cho 2 hãng taxi công nghệ Grab và Uber từ nước ngoài vào mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Quyết định nói trên (còn gọi là Đề án 24) cho phép thí điểm đến 2 năm và chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, 2 hãng liên tục chiêu mộ tài xế, gia tăng lượng xe đến chóng mặt với khoảng 50.000 chiếc tham gia (trong đó Hà Nội khoảng 22.000 xe, TP HCM khoảng 28.000 xe dưới 9 chỗ ngồi), gấp 1,5 lần tổng số taxi chính thống ở cả 2 đô thị này.

Chưa kể đến áp lực đè lên hạ tầng giao thông mà quan sát bằng mắt thường cũng dễ dàng thấy được, cái cách các hãng taxi công nghệ lôi kéo tài xế dù được cho là "chơi đẹp" song cũng sớm để lại nhiều hệ quả xấu: kết nối với ngân hàng cho tài xế vay đến 90% giá trị xe (để sắm xe), liên tục khuyến mãi giảm giá rất mạnh chặng tuyến vận chuyển khách... Đến khi tài xế đã "phóng lao" rồi, các hãng bắt đầu hạ mức thưởng, đồng thời tăng phí sử dụng phần mềm từ 20% lên 25% rồi gần 29%. Đã vay nợ để chạy Grab và Uber thì phải tiếp tục đu bám để hoàn vốn, bất chấp hãng xe "trở mặt"... Nhưng chuyện gì đến đã phải đến, đùng một cái, Uber rút khỏi Việt Nam, "bán mình" cho Grab. Bị sập bẫy, hàng ngàn tài xế ngơ ngác, lao đao và phẫn nộ song đành ôm nợ ngậm đắng nuốt cay.

quan ly taxi kieu gi ky cuc vay

Chính sách quản lý của nhà nước, cụ thể ở đây là Quyết định số 24/QĐ-BGTVT, cũng "ngẩn tò te" trước tình huống này. Nói trắng ra là luật của ta không bảo vệ được người lao động của ta; trong khi đó, sau khi đã đầy túi, nhà đầu tư nước ngoài rút êm, để lại khoản nợ phạt hành chính về thuế hơn 53 tỉ đồng mà nước sở tại không làm gì được.

Grab mua lại Uber nhưng họ tuyên bố không liên quan và không chịu trách nhiệm về khoản nợ thuế đó vì hoạt động mua bán - sáp nhập ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, Uber B.V (Hà Lan) cũng chưa có pháp nhân tại Việt Nam. Ngành thuế đã vuốt đuôi Uber, giờ cũng chẳng làm gì được Grab!

Ngẫm, với Đề án 24, Bộ GTVT đã vác đá ghè chân mình. Luật chơi nằm trong tay chúng ta mà "người ngoài" vào “đi bóng” như chốn không người; trong khi người lao động xứ mình mất việc, lại đối diện nợ nần, còn nhà nước thì mất thuế, mà ta cũng chào thua! Quản lý kiểu gì kỳ vậy?

Đó là chưa nói đến cái gọi là "hợp tác xã vận tải" - tổ chức mà theo Đề án 24 là phải có để các hãng taxi công nghệ chọn làm đối tác cung ứng phương tiện (xe) và tài xế. Thế là, hoặc không có hợp tác xã nào được dựng lên hoặc có nhưng chỉ là hình thức, chỉ làm thủ tục hành chính mà không hề quản lý tài xế, không phục vụ khách hàng, không làm nghĩa vụ thuế hay lo bảo hiểm cho tài xế. Và tài xế cũng không có bất cứ quan hệ, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi gì với tổ chức gọi là "hợp tác xã" ấy. Nói chung là hoạt động ngoài vòng Luật Hợp tác xã, cứ như ma vậy mà cũng qua mặt các cơ quan chức năng Việt Nam dễ như bỡn.

Sự tù mù, kém minh bạch còn thể hiện rõ khi họ liên tục tăng xe, khuyến mãi đậm nhưng báo lỗ kinh doanh. Ba năm hoạt động tại Việt Nam, Grabtaxi báo lỗ 938,261 tỉ đồng. Cũng vì lỗ nên họ nộp thuế cực ít so với doanh thu (2014-2016, Grabtaxi doanh thu 1.755 tỉ đồng, nộp thuế 9,5 tỉ đồng; chỉ bằng 1/130 lần số thuế Vinasun nộp cùng thời gian). Ai giám sát và biết được con số thực là bao nhiêu? Thực lãi phải chăng đã chuyển hết về công ty mẹ ở nước ngoài?

Trong lúc Nghị định 86 sửa đổi sắp có, gần thời điểm với thương vụ hết sức đáng chú ý và gây lo lắng là Grabtaxi mua lại Uber để hùng mạnh thêm, có nguy cơ thống lĩnh thị trường taxi, một lần nữa chúng tôi nhất thiết phải bày ra tất cả những vấn đề nói trên để thấy rằng quản lý chuyên ngành GTVT ở ta vừa lỗi thời vừa thiếu trách nhiệm. Những lợi ích taxi công nghệ đem lại cho người tiêu dùng là đáng ghi nhận song khi họ vượt rào là phải tuýt còi ngay; nhà chức trách không được phép ngồi khoanh tay trước những bất cập, bất công và bất bình đẳng mà ai cũng thấy đó. Nói thẳng, khi Grab thâu tóm Uber, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, Bộ GTVT không theo sát nổi thì hãy dừng ngay việc thí điểm Đề án 24! Nếu không, thiệt hại về sau phải có quan chức lãnh đạo quản lý chịu trách nhiệm...

quan ly taxi kieu gi ky cuc vay Hà Nội: Tại sao CSGT quật ngã tài xế taxi trước cổng bệnh viện Bạch Mai?

Vừa qua, một clip được đăng tải trên mạng xã hội (MXH) Facebook ghi lại cảnh một chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) quật ...

quan ly taxi kieu gi ky cuc vay Ứng dụng nhái Didi Chuxing xuất hiện tại Việt Nam hút tài xế Uber cũ

Một ứng dụng gọi xe Việt Nam với tên gọi gây hiểu nhầm là Didi thuộc sở hữu của pháp nhân có tên Công ty ...

quan ly taxi kieu gi ky cuc vay Hà Nội không gỡ biển cấm taxi ở 11 tuyến phố

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định không gỡ biển cấm taxi tại 11 tuyến phố vì đây là biện pháp cần thiết để ...

/ nld.com.vn