Nước sông Đà bỏ Trung Quốc, dùng ống Ấn Độ: Điểm khó

Việc thi công, lắp đặt với ống gang dẻo (gang trắng) khó khăn, tốn kém đồng thời công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cũng không thuận lợi.

Vẫn còn nhiều lựa chọn khác

Mới đây, trao đổi với báo chí, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) – cho biết: Dự án xây dựng, lắp đặt tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2 chính thức được triển khai thi công từ ngày 9/5/2018.

Dự án trên sẽ sử dụng chủng loại ống của dự án này là ống gang dẻo, đường kính từ 1,6m-1,8m, ống được nhập từ Ấn Độ và các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) bằng đường biển, sau đó dùng ô tô để vận chuyển đến chân công trình.

Tổng kinh phí của dự án là 5.700 tỷ đồng, hoàn toàn do nguồn vốn tự có của Viwasupco và vay ngân hàng.

Là người dành nhiều sự quan tâm cho dự án trên, chia sẻ với Đất Việt, kỹ sư Đinh Văn Đính - nguyên Trưởng Ban Cơ khí Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: "Nếu là lựa chọn Ấn Độ và các nước tiểu vương quốc Ả Rập thì cũng không nổi tiếng về sản xuất ống gang dẻo.

nuoc song da bo trung quoc dung ong an do diem kho

Ống dẫn nước nước sạch cho Dự án tuyến đường ống nước sạch số 2 đang được thi công. Ảnh Dân Trí

Sản xuất ống gang dẻo nổi tiếng nhất là Liên Xô trước đây (Nga, Ukraine), Đức, Nhật Bản là những nước có ngành luyện kim phát triển. Trước đây, khi tôi còn học về vật liệu xây dựng cũng chưa được nghe về ngành luyện kim của các nước Trung Đông, chỉ biết họ nổi tiếng về khai thác và chế biến dầu khí.

Nhưng thực tế, nếu là ống gang dẻo, phía Vinasupco thấy chất lượng của Ấn Độ hay các tiểu vương quốc Ả Rập chất lượng tốt nhập cũng không sao nhưng cần kiểm tra chất lượng một cách kỹ càng".

Bên cạnh đó, theo ông Đính, ông vẫn giữ quan điểm nên làm bằng ống nhựa, nhất là khi nhựa Tiền Phong đã làm được đường ống dẫn, vậy tại sao không dùng sản phẩm của Việt Nam, mà nhất thiết phải dùng gang dẻo.

Đường ống gang dẻo thực tế rất tốt cho cấp nước sinh hoạt, nhưng thi công, lắp đặt rất phức tạp, về sau bảo dưỡng, sửa chữa khó, các mối nối hay bị rò rỉ đặc biệt đối với những vùng đất yếu dễ lún do các ống gang có đường kính và độ dầy lớn (đường kính 1,6 – 1,8 m) rất nặng nếu đoạn ống gang dài 6m thì trọng lượng hàng chục tấn.

Việc lắp ráp các đoạn ống với nhau và được làm kín bằng vật liệu xảm chống rò rỉ rất dễ bị hư hỏng do nền đặt đường ống bị thụt lún. Việc thi công, lắp đặt với ống gang dẻo cực kỳ khó khăn, tốn kém và sửa chữa bảo dưỡng cũng không thuận lợi.

"Tốt nhất để lâu dài, dù đắt hơn nhưng chi phí lắp đặt, vận hành (duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa) thấp, tuổi thọ dài vẫn lợi hơn đầu tư ít tiền nhập ống mà chi phí lắp đặt, vận hành cao, cuối cùng lại thành đắt, thì nên dùng ống nhựa.

Nếu không dùng ống nhựa sạch Việt Nam sản xuất thì nhập thẳng ống nhựa của Mỹ", ông Đính nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia trên, điểm mấu chốt hiện nay, ngoài chất lượng đường ống thì vẫn phải khôi phục lại hai đường ống song song, nếu xảy ra sự cố với đường ống này còn đường ống khác.

Để phòng tránh ung thư cho người dùng nước, phải loại bỏ toàn bộ ống composite cốt sợi thủy tinh, không được sử dụng, vì có chất gây chết người. Nếu làm đường ống thứ hai xong thì quay lại làm đường ống thứ nhất bằng chất liệu mới.

Nếu làm trên nền đất yếu thì phải chọn đường ống có chất liệu nhẹ, chi phí lắp đặt, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, duy tu không cao. Nếu quyết làm ống gang dẻo thì phải theo dõi chất lượng đường ống, còn không thì làm đường ống thép.

Ở Việt Nam: Lilama, công ty chế tạo máy của Vinacomin đều được trang bị các thiết bị lốc ống thép hàn với đường kính và độ dầy lớn; các đơn vị này đã làm các loại ống thép dẫn nước cho nhiêu công trình thủy điện lớn của Việt Nam như Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Yaly… hoàn toàn có thể phục vụ việc gia công chế tạo các ống thép cho cấp nước sinh hoạt được.

Phải tính toán kết cấu chính xác

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Như Quý – Nguyên Trưởng Bộ môn Công nghệ Vật liệu Xây dựng, Đại học Xây dựng kể lại, trước đây, khi công tác tại thành phố Mombay, Ấn Độ ông từng sống cạnh hồ Powai là đập nước lớn cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố vào loại đông dân nhất thế giới lúc bấy giờ - Thành phố Mombay cách đó chừng 40 km.

Hệ thống đường ống dẫn nước được xây dựng bổ sung qua nhiều giai đoạn với đường ống kim loại có kính khác nhau nhưng rất lớn, khoảng 3m - 4m, đặt nổi.

nuoc song da bo trung quoc dung ong an do diem kho

Cận cảnh ống gang dẻo nhập khẩu từ Ấn Độ. Ảnh Dân Trí

“Còn đối với đường ống dẫn nước Sông Đà đoạn từ nhà máy nước sông Đà về ngoại thành Hà Nội, tôi vẫn không hiểu vì sao không thiết kế đường ống nổi thuận lợi cho việc kiểm tra, di tu, bảo trì và cũng dễ khắc phục sự cố nếu xẩy ra", ông Quý nói thêm.

Ngoài ra theo ông Quý: “Dù đặt chìm hay nổi cũng cần thiết kế tuyến ống thật thận trọng liên quan đến sơ đồ chịu tải, va đập thủy lực khi vận hành, vấn đề ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ, độ ổn định của nền móng…và cần xem xét cả khả năng mở rộng trên cùng tuyến trong tương lại khi nhu cầu nước sinh hoạt tăng do tăng dân số”.

Cũng theo vị chuyên gia trên, khoa học vật liệu trong lĩnh vực luyện kim của Ấn Độ không thua kém các nước công nghiệp phát triển.

Nhận định này xuất phát từ việc trải nghiệm thực tế của bản thân ông qua những lần đi tham quan, làm việc tại các tổ hợp luyện kim của bang Maharastra, Ấn Độ. Còn nói về công nghiệp luyện kim của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thì bản thân ông chưa có điều kiện tìm hiểu.

nuoc song da bo trung quoc dung ong an do diem kho Nước sông Đà bỏ Trung Quốc, dùng ống Ấn Độ: Tốt không?

Tại sao không chịu đắt một lần dùng của Pháp, Đức, Nga thay vì những đất nước chưa có tên tuổi, kinh nghiệm rồi lại ...

nuoc song da bo trung quoc dung ong an do diem kho 6 bị cáo trong vụ vỡ ống nước Sông Đà kháng cáo xin giảm tội

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 6/9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà làm đơn kháng cáo với nội ...

/ http://baodatviet.vn