'Nhiều doanh nghiệp Nhật tới Việt Nam làm nông nghiệp rồi xuất ngược trở lại'

Theo Vụ chính sách thương mại đa biên, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang tận dụng các hiệp định trong nông nghiệp.

Tại hội thảo CPTPP cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam ngày 28/11, ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, với việc là quốc gia thứ 7 phê chuẩn CPTPP, hiệp định này sẽ có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019, đồng nghĩa hàng Việt Nam xuất sang các nước thuộc các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Theo đại diện Bộ Công Thương, sẽ có những cam kết lần đầu tiên với Việt Nam khi tham gia CPTPP, như giảm 100% dòng thuế, hoạt động mua sắm công, cam kết với doanh nghiệp nhà nước; hay cho phép người lao động lập tổ chức của mình không nhất thiết thuộc Tổng liên đoàn lao động...

Cái được lớn nhất khi Việt Nam tham gia CPTPP là cải cách thể chế, môi trường kinh doanh. Song sự cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.

Nhưng quan trọng hơn, theo ông Khanh, doanh nghiệp cần phải đào được "mỏ vàng" ngay trong nước, đó là tận dụng được thị trường đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang "nhòm ngó".

Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên nêu thực tế, hiện không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang tận dụng các hiệp định FTA trong nông nghiệp. Điển hình như nhiều công ty Nhật sang Việt Nam làm nông nghiệp rồi xuất khẩu lại chính quốc.

"Người Nhật trồng bưởi, nuôi gà ở Nghệ An, trồng rau quả sạch ở Lâm Đồng rồi xuất khẩu trở lại Nhật Bản", ông Ngô Chung Khanh nói.

nhieu doanh nghiep nhat toi viet nam lam nong nghiep roi xuat nguoc tro lai

Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương). Ảnh: HT

Từ đó, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, không chỉ chăm chăm đi xuất khẩu mà còn phải chú trọng tới cả đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại ngay trên "sân nhà".

"Sau WTO, đây là cuộc cải cách thể chế với thay đổi tư duy 2.0", ông Khanh nhận xét.

Ngoài ra, vào CPTPP, doanh nghiệp Việt cần quay lại đấu tranh để giành lại thị trường từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Nhiều người Việt Nam có nhu cầu về hàng chất lượng cao, và rất nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu được thị trường thế giới đón nhận, trong khi đó, Việt Nam lại đi nhập các mặt hàng mà mình mang đi xuất khẩu,

Chẳng hạn xoài Nhật Bản, thanh long Đài Loan có giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn "cháy hàng" ở thị trường Việt Nam, trong khi Việt Nam có rất nhiều mặt hàng chất lượng cao lại đem đi xuất khẩu. "Chúng ta ngồi trên đống vàng nhưng chưa tận dụng được", đại diện Bộ Công Thương nêu.

CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay, với tổng dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt trên 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới (so với TPP gồm 800 triệu dân, 40% GDP và hơn 30% thương mại toàn cầu).

Kế thừa tinh thần TPP, CPTPP là hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh. Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực. Việc ký kết, thực thi và khai thác CPTPP, cùng với các FTA khác, được kỳ vọng sẽ kéo theo những chuyển dịch mới cả về kinh tế và địa chính trị khu vực và thế giới.

So với cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung đối với một số loại hình dịch vụ mới như mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới...

Ông Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, cuộc chơi nào cũng vậy đã là thị trường thì phải có cạnh tranh. Muốn cạnh tranh tốt thì cần hiểu biết, tuân thủ, chuyên nghiệp, bài bản và nhân văn.

Ông dẫn lại câu chuyện EU áp thẻ vàng với sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam và nhấn mạnh, đây là bài học lớn mà các doanh nghiệp cần lưu tâm.

"Các doanh nghiệp cần phải nắm được các quy định có liên quan tới doanh nghiệp mình, và tìm cách đáp ứng các yêu cầu đó. Các quy định về xuất khẩu hàng hóa ngày càng khắt khe, ngoài tiêu chuẩn về chất lượng, còn phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa.

Chẳng hạn như khi Việt Nam xuất khẩu thủy sản, không chỉ đảm bảo rằng đó là sản phẩm sạch mà còn phải đảm bảo cả về quy trình đánh bắt, tính hợp pháp của vùng biển đánh bắt và phải đáp ứng cả yêu cầu về môi trường. Nếu không am hiểu thì rất dễ bị "dính đòn", ông Thành nêu.

Trong khi đó, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính lưu ý, doanh nghiệp nếu "tham bát bỏ mâm" để khối ngoại đứng núp bóng thương hiệu rồi xuất hàng sang các nước CPTPP thì "sẽ là thiệt hại kép". Vì thế, các cơ quan quản lý cần có động thái theo dõi, rà soát, có chế tài xử lý để giữ được lợi thế trong CPTPP.

Anh Minh

nhieu doanh nghiep nhat toi viet nam lam nong nghiep roi xuat nguoc tro lai Máy bay không người lái 400 triệu dùng cho nông nghiệp

Triển lãm thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết về tam nông trưng bày nhiều sản phẩm nổi bật trong nông nghiệp, trong đó ...

nhieu doanh nghiep nhat toi viet nam lam nong nghiep roi xuat nguoc tro lai Mất 500 triệu đồng chỉ sau 1 đêm... vì chuối bỗng dưng chín hàng loạt

Sau hai ngày không ra thăm vườn, anh Nguyễn Huy Toàn (Dương Hà - Gia Lâm - Hà Nội) tá hỏa bởi vườn chuối rộng ...

nhieu doanh nghiep nhat toi viet nam lam nong nghiep roi xuat nguoc tro lai Đề xuất bỏ quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp 50 năm

Để mở đường cho tích tụ ruộng đất, chuyên gia đề xuất sửa đổi thời hạn sử dụng và hạn mức nhận chuyển nhượng đất ...

/ https://kinhdoanh.vnexpress.net