Nga không ngừng bán vũ khí cho Trung Quốc vì tình thâm

 Dù Nga từng nhiều lần nếm trái đắng vì bán vũ khí cho Trung Quốc nhưng không vì thế, các thương vụ vũ khí giữa 2 bên bị dừng lại.

Mối thâm tình

Hãng thông tấn TASS ngày 5/11 dẫn lời phó Thủ tướng thứ nhất của chính phủ Nga Sergei Prikhodko cho biết, không có lý do gì để cắt giảm hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

"Trong điều kiện hiện tại, chúng tôi không thấy lý do gì có thể khiến hai nước hạn chế hợp tác về kỹ thuật quân sự và hợp tác trong lĩnh vực tín dụng", vị Phó Thủ tướng Nga tuyên bố.

nga khong ngung ban vu khi cho trung quoc vi tinh tham

Tiêm kích J-11B.

Theo nhận định của một số chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Nga vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược là do các hợp đồng mua sắm vũ khí lớn của Trung Quốc đưa nước này trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga với kim ngạch chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí.

Trung Quốc đã có cuộc đại mua sắm tiểu đoàn tên lửa S-300 của Nga. Đầu tiên là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn tên lửa đối không tầm xa S-300PMU trị giá 220 triệu USD ký kết vào năm 1990. Đến năm 1994, Trung Quốc lại ký hợp đồng mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 trị giá 400 triệu USD. Năm 2001, Bắc Kinh mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 nữa trị giá 400 triệu USD.

Năm 2002, Trung Quốc mua 2 hệ thống S-300F biến thể trang bị trên tàu chiến trị giá 200 triệu USD để trang bị cho tàu khu trục Type-051C. Năm 2003, ký hợp đồng trị giá 980 triệu USD để mua 4 tiểu đoàn S-300PMU2.

Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 160 xe phóng S-300 các loại, trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2, số tên lửa đã chuyển giao hơn 1000 quả. Giai đoạn 1996-2000, Trung Quốc đặt mua tổng cộng 29 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp TOR trị giá 700 triệu USD.

Hồi đầu năm 2015, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 từ Nga với tổng trị giá lên tới trên 3 tỷ USD. Ngày 7/11/2018, Công ty Trực thăng Nga và công ty của Trung Quốc là Avicopter sẽ ký một hợp đồng hợp tác chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng AHL.

Từ những khoản lợi nhuận khổng lồ mang lại từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, người Nga đã bất chấp việc bị sao chép công nghệ, vẫn coi Bắc Kinh là đối tác chiến lược cho nghành công nghiệp xuất khẩu quốc phòng của mình.

Thừa nhận

Cùng với khoản lợi nhuận có được từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, Nga cũng đã buộc phải thừa nhận cay đắng từ những thương vụ vũ khí này. Hôm 30/5, website của Đài truyền hình quân đội Zvezda (Nga) đã đăng tải bài viết thừa nhận về tình trạng Trung Quốc sao chép vũ khí do Nga sản xuất.

Theo đó, có đến 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. Kết luận này được đưa ra dựa trên sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển chủ yếu dựa vào sự bảo trợ của Liên Xô.

Đến những năm 1990, khi Nga - Trung nối lại quan hệ sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước có những chuyển biến mới. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.

Sản phẩm đình sao chép đình đám tiếp theo chính là Su-30MK2 - nguyên mẫu của J-16, tiêm kích J-15 sao chép từ Su-33. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là nguyên mẫu của HQ-9, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 sao chép từ Iskander...

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những nguy cơ đang phải đối mặt từ những thương vụ vũ khí với Trung Quốc, Nga vẫn coi Trung Quốc là bạn hàng vũ khí không thể thiếu.

nga khong ngung ban vu khi cho trung quoc vi tinh tham Hệ thống phòng thủ giúp Nga đạt kỷ lục bán vũ khí

Tổng giá trị xuất khẩu vũ khí Nga năm 2018 đã vượt qua con số 50 tỷ USD, một kỷ lục mới của ngành kinh ...

nga khong ngung ban vu khi cho trung quoc vi tinh tham Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 2,6 tỷ USD với Hàn Quốc

Theo Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua hợp đồng 2,6 tỷ USD bán thiết bị quân sự cho Hàn Quốc, trong ...

nga khong ngung ban vu khi cho trung quoc vi tinh tham Chiến lược ngoại giao quốc phòng của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương

Moskva đang tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương thông qua hình thức ngoại giao quốc phòng và ...

/ http://baodatviet.vn