Lên kế hoạch cản trở Trung Quốc hút tài nguyên

Các nước châu Phi đang tìm cách ngăn đầu tư Trung Quốc hút tài nguyên xuất khẩu rồi đưa công nhân Trung Quốc sang làm việc.

Châu Phi đã là mảnh đất màu mỡ cho đầu tư của Trung Quốc trong vài năm gần đây với hàng loạt dự án đầu tư khai khoáng, phát triển hạ tầng và cho vay vốn ưu đãi.

Song hiệu quả từ đầu tư Trung Quốc mang lại chưa đủ lớn, lại kèm thêm các yếu tố chính trị, quốc phòng khiến các nước châu Phi đang tìm cách để tạo những rào cản với đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc.

len ke hoach can tro trung quoc hut tai nguyen

Châu Phi dần nhận ra cái bẫy của đầu tư Trung Quốc

Chính phủ nước CHDC Congo đã chọn tăng thuế và buộc các công ty nước ngoài chuyển giao bớt cổ phần cho doanh nghiệp trong nước. Quốc gia này hiện cung ứng 60% nhu cầu Coban (cobalt) trên thế giới và phần lớn các khu mỏ là do Trung Quốc đầu tư.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, Chính phủ Zambia cũng sắp truy thu thuế của các công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực khai thác đồng và mangan.

Các doanh nghiệp Trung Quốc bị lên án về tình trạng khai thác ồ ạt khoáng sản và nguyên liệu thô tại châu Phi để mang về nước, không đóng góp nhiều cho kinh tế quốc gia sở tại, đưa người Trung Quốc sang làm việc chứ ít sử dụng lao động địa phương, hoặc nếu có thì cũng đưa mức thuê nhân công với giá rẻ mạt.

Chưa kể, đa số các dự án kinh tế của Trung Quốc đều mang thêm ý đồ về chiến lược và chính trị trong các dự án. Căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài được đặt tại Châu Phi là một ví dụ.

Theo báo The Huffington Post, dư luận các nước châu Phi cũng bày tỏ bất bình khi nhà đầu tư mang hàng ngàn nhân công từ Trung Quốc sang như ở Ghana và Nigeria hoặc thuê công nhân địa phương với giá rẻ mạt như tại Zambia.

Trung Quốc cũng rót đầu tư vào Ethiopia với món lợi khổng lồ. Vì cần tăng trưởng để cải thiện đời sống người dân, Ethiopia tìm đến Trung Quốc như một đối tác không thể thiếu.

Thị trường Ethiopia tràn ngập hàng Trung Quốc, từ quần áo đến đồ gia dụng bằng nhựa hoặc thiết bị điện tử và máy móc… Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đau đầu vì khối lượng hàng hóa dư thừa, giá bán rẻ, bỗng tìm được đầu ra mới ở quốc gia châu Phi này.

Còn Ethiopia thì mất nhiều hơn được. Năm 2016, Ethiopia xuất khẩu 88,7 triệu USD sang Trung Quốc nhưng nhập đến 3,21 tỉ USD, chủ yếu phục vụ các dự án hạ tầng do Exim Bank tài trợ, tiếp theo là dệt may, thuộc da hoặc dược phẩm.

Trung Quốc là đầu tàu cho dự án tăng tốc công nghiệp hóa của Ethiopia với mô hình thiên về xuất khẩu để trữ ngoại tệ.

Chính vì vậy, Ethiopia cần phát triển hạ tầng, còn Trung Quốc cũng thấy phần bánh trong đó. Ethiopia không có nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng lại có đông đảo nhân công giá rẻ, thường được ví như "Trung Quốc của châu Phi".

Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey ước tính có đến 10.000 công ty Trung Quốc hoạt động ở châu Phi, nắm giữ 12% trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tương đương 500 tỉ USD (11,5 triệu tỉ đồng) hằng năm. Ngoài ra, trong giai đoạn 2000 - 2015, Trung Quốc chi khoảng 94,4 tỉ USD vốn vay cho chính phủ và doanh nghiệp nhà nước ở "Lục địa đen".

Ngoài châu Phi, Bắc Kinh cũng rải đầu tư khắp nơi trên thế giới và gây ra mối lo ngại chung.

Mỹ là một trong số quốc gia đi tiên phong với chiến dịch mạnh tay. Đáng nói là với những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và có thể mạnh về công nghệ thì đầu tư của Trung Quốc bị cho là một sự can thiệp đầy nguy hiểm.

Tờ Wall Street Journal và Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch cấm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào công nghệ Mỹ, và chặn xuất khẩu một số hàng công nghiệp bổ sung đến Trung Quốc. Hai biện pháp sẽ được công bố vào cuối tuần này.

Biện pháp từ Mỹ là để đối phó với kế hoạch Made in China 2025 của Bắc Kinh, một sáng kiến của Trung Quốc để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong mảng công nghệ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc lấy cắp công nghệ, làm gián điệp công nghệ của Mỹ và muốn tìm cách để cấm vận đầu tư của Bắc Kinh.

Ông Trump đã chặn vụ công ty Broadcom Ltd. thâu tóm hãng sản xuất thiết bị bán dẫn Qualcomm vì lo ngại thương vụ này có thể "xói mòn an ninh quốc gia của Mỹ".

Trong khi đó, Canada cũng tìm cách chặn các dự án công nghệ Trung Quốc với lo ngại an ninh quốc gia.

Chính phủ Canada đã chặn vụ thâu tóm công ty xây dựng Aecon Group Inc của doanh nghiệp Trung Quốc CCCI - một công ty con của Công ty Xây dựng liên lạc Trung Quốc (CCCC).

Aecon có doanh thu hàng năm 62 tỷ USD trong lĩnh vực chính là xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế và nạo vét.

Bộ trưởng Bộ Sáng tạo Canada, ông Navdeep Bains, nói: "Chúng tôi lắng nghe sự tư vấn của các cơ quan ninh quốc gia, thông qua một quy trình rà soát an ninh quốc gia gồm nhiều bước theo Đạo luật Đầu tư Canada. Dựa trên kết quả điều tra và để bảo vệ an ninh quốc gia, chúng tôi yêu cầu CCCI không thực hiện kế hoạch đầu tư được đề xuất".

Các vụ thâu tóm của Trung Quốc ở Canada bắt đầu giảm từ năm 2012, khi Chính phủ nước này áp hạn chế đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp quốc doanh nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng. Hạn chế này được đưa ra sau khi công ty dầu lửa quốc doanh CNOOC của Trung Quốc thâu tóm công ty dầu lửa Nexen ở vùng Alberta của Canada.

len ke hoach can tro trung quoc hut tai nguyen Một quyết định cấm cửa của Trung Quốc, toàn cầu xáo động

Cả trăm triệu tấn rác nhựa sẽ chất đống trên toàn cầu sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác nhựa để tái chế từ ...

len ke hoach can tro trung quoc hut tai nguyen Đề xuất tăng T-14 Armata dùng tạm \'trái tim\' Trung Quốc

Hiện tại xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, tuy nhiên tiến độ là khá chậm trễ ...

/ Đất Việt