Lệch pha kinh tế - văn hóa và điều ước giữa ban ngày

Sau mỗi vụ lùm xùm bê bối là một bộ quy tắc ứng xử văn hóa lại được thai nghén, có trường hợp may mắn khai sinh, nhưng rồi đâu lại vẫn vào đấy.

Sự nồng nhiệt có phần hồn nhiên với các con số đẹp của nền kinh tế dường như đang khiến dư luận thiếu cảnh giác với những vết rạn nứt trong xã hội Việt Nam. Người ta sớm quên chuyện sáu năm về trước, ngay tại thủ đô Hà Nội, một cụ già 87 tuổi bị bỏ nằm ngoài vỉa hè giữa trời mưa lạnh vì 3 người con ruột không nhận chăm sóc, ép chị dâu cả góa bụa nhận phần trách nhiệm này.

Hành động vô cảm, thậm chí tàn nhẫn của những người con đã được nuôi ăn học đàng hoàng, có vị trí và thu nhập cao đã khuấy động tâm tư nhiều bậc làm cha mẹ, nhưng nó chỉ như một gợn sóng nhẹ lăn tăn rồi mất hút và ai nấy lại tự tin như dân làng Vũ Đại xưa ‘chắc nó chừa mình ra’. Một số vị công bộc thì cho rằng đây chỉ là cá biệt. Rất tiếc, thực tế có vẻ khác.

Thời gian qua, người dân đã phải chứng kiến nhiều vụ việc động trời. Hết việc cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ, lại đến chuyện một đứa bé 8 tuổi bị bậc làm thầy bắt uống nước giặt giẻ lau, rồi thuốc chữa ung thư được làm từ than tre, phế phẩm cà phê bị trộn bột pin…

lech pha kinh te van hoa va dieu uoc giua ban ngay

Những bi kịch con giết bố, vợ giết chồng, bệnh nhân đánh hội đồng bác sĩ… đã trở nên thường gặp tới mức chúng không còn khiến ai giật mình. Có chăng, chỉ là những cái lắc đầu ngán ngẩm cùng câu hỏi vì đâu nên nỗi.

Thế nên, đã xuất hiện một điều ước giữa ban ngày. Tại phiên thảo luận tại hội trường đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 ngày 25/5 vừa qua, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An đã nói thay nỗi lòng của cử tri "giá như kinh tế phát triển như ngày nay và đạo đức xã hội như ngày xưa".

Một vị ĐBQH bổ sung, “kinh tế có phát triển đến mấy, mà không quan tâm đến văn hóa thì chúng ta tự làm mất chúng ta, việc phát triển kinh tế là vô nghĩa".

Quan điểm của các vị ĐBQH, đai diện cho tiếng nói của người dân đã rất rõ ràng. Việt Nam không thể chỉ chăm chăm phát triển kinh tế mà xem nhẹ, thậm chí quên đi các vấn đề văn hóa. Đơn giản bởi, người Việt không thể đánh mất mình.

Cách đây khoảng một chục năm, khái niệm sự lệch pha giữa kinh tế và văn hóa đã được đề cập, nhằm cảnh báo về mặt tối ẩn sau bước nhảy vọt của kinh tế thời mở cửa. Trong cơn say sự giàu có, tiện nghi và khao khát hưởng thụ vật chất thì tiếng nói phản tỉnh kể trên chẳng khác gì tiếng dế kêu khe khẽ mong đánh thức một kẻ đang ngủ say bí tỉ.

Trong cơn lốc thực dụng nhưng hơi thiếu thực tế ấy, không mấy ai băn khoăn với hành vi ứng xử, hành vi giao tiếp để điều chỉnh sự lệch pha ấy.

Gần như sau mỗi vụ lùm xùm bê bối là một bộ quy tắc ứng xử văn hóa lại được thai nghén, có trường hợp may mắn khai sinh, nhưng rồi đâu lại vẫn vào đấy. Những quy định bắt người ta phải cười hay chào hỏi, không được dùng từ ngữ xấu… vẫn chẳng cấm được giọng điệu nặng nề, chì chiết, xỉa xói….

Đạo đức, với nhiều quan niệm như: tôn sư trọng đạo, lương y như từ mẫu… nhiều lúc, nhiều nơi trở nên lỗi thời, thậm chí là vô nghĩa trước hệ giá trị mới do đồng tiền xác lập.

Ngay cả các quy định luật pháp, như con cái phải hiếu kính cha mẹ, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình… với những án phạt lên tới hàng chục năm tù nếu vi phạm… cũng chẳng cản được bàn tay thủ ác trong giây phút sự vô đạo lên ngôi.

Lời nhắc như một điều ước vang lên tại hội trường Quốc hội lần này có giúp thay đổi theo chiều hướng tốt dần lên? Chúng ta phải hóa giải vấn nạn này như thế nào?

Nhiều ý kiến cho rằng, phải nhìn lại từ điểm khởi đầu, vấn đề kinh tế. Không cần tính ở đây nhiều lo ngại về sự ưu đãi quá mức cho khối doanh nghiệp FDI, để rồi khi họ ‘hắt hơi’ thì kinh tế ‘phát sốt’ như lời một vị ĐBQH, nhìn riêng vào khối doanh nghiệp trong nước, diện mạo của nền kinh tế đang như thế nào?

Đập vào mắt cả trăm triệu người dân Việt là một số ít đại gia Việt Nam giàu lên nhờ đất vàng, quyền khai thác tài nguyên, phá rừng nhân danh phát triển kinh tế… Đồn đoán về không ít người giàu khác, thành công nhờ chốn quan trường là có cơ sở, khi các cậu ấm cô chiêu của họ dù rất ít tuổi đã sở hữu khối tài sản khủng hàng trăm tỷ đồng.

Trong khi đó chỉ có rất ít tỷ phú tạo dựng sự nghiệp và tài sản từ trí tuệ và sức lực của chính mình, đồng thời làm ra các sản phẩm ghi dấu thương hiệu Việt.

Tâm lý làm giàu bằng mọi giá, như cách thức “thành công” của nhiều đại gia trên thương trường khiến các giá trị đạo đức nhanh chóng bị đẩy xuống hàng áp chót, thậm chí nó chỉ như cái đuôi con thạch sùng: có đứt mất cũng không sao! Nó lại được củng cố thêm bằng niềm tin sai lạc rằng ‘nén bạc đâm toạc tờ giấy’.

lech pha kinh te van hoa va dieu uoc giua ban ngay Kinh tế tăng trưởng còn đạo đức xã hội vẫn đi xuống?

\'Đó là những câu chuyện không hiếm và nó chính là hệ quả của lối sống giả dối, luôn che giấu sự thật, che giấu ...

lech pha kinh te van hoa va dieu uoc giua ban ngay Chúng ta đang làm Luật Đặc khu với tư duy con nhà nghèo

TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng chúng ta đang làm Luật Đặc khu với một tư duy con nhà nghèo nên mới sa đà vào ...

/ Đất Việt