Hội Nhà văn Việt Nam kêu cứu

Nhiều hội viên Hội Nhà văn bức xúc vì cho rằng một phần đất của trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam bị chiếm đoạt để xây dựng nhà cho thuê suốt nhiều năm.

Ngày 19/3, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi gặp gỡ báo chí thông báo về những "ấm ức" suốt nhiều năm liền của Hội về một phần đất bị chiếm dụng.

Theo ông Nguyễn Trí Huân, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, tòa biệt thự số 9 Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nguyên là nhà ở của cố Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Huỳnh Tấn Phát. Tòa biệt thự bao gồm một nhà chính 3 tầng, một dãy nhà phụ cấp 4 và sân vườn, tổng diện tích rộng 700m2.

hoi nha van viet nam keu cuu

Ông Nguyễn Trí Huân, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho hay: Hội Nhà văn Việt Nam không có quyền bán, nhượng, cấp 1m2 nào vì đó là đất công sản của Nhà nước. Vậy quỹ đất giờ mất 45,2m2, chúng tôi phải đòi lại, cho Hội chứ không phải riêng cá nhân ai.

Năm 1990, sau khi cố Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát nghỉ công tác, trở lại miền Nam, toàn bộ căn biệt thự và khu đất 700m2 này được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) giao cho Hội Nhà văn Việt Nam quản lý và sử dụng làm Trụ sở cơ quan Hội ( công văn số 3379.QT). Công văn không hề nhắc tới việc có hộ dân nào đó đang ở trên diện tích này.

Tuy nhiên trong thực tế, khi tiếp quản khối công sản này, tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn một số nhân viên từng phục vụ Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát lưu cư lại tại khu nhà phía sau.

Năm 1990, Hội Nhà văn Việt Nam lập Dự án xây dựng thư viện và nhà bảo tàng 5 tầng ở phía sau căn biệt thự. Dự án được nhà nước phê duyệt và cấp kinh phí. Để giải phóng mặt bằng, Hội Nhà văn đã đền bù cho một số nhân viên nói trên đi nơi khác. Riêng bà Nguyễn Thị Nhị không nhận tiền đền bù cũng như nhà ở.

Theo ông Nguyễn Trí Huân, lý do bà Nhị đưa ra là: Từ năm 1984, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát đã đồng ý cho gia đình bà đến ở một căn hộ có diện tích 16m2 và diện tích phụ 14m2 tại dãy nhà cấp 4 phía sau căn biệt thự. Tiếp đó, Ban Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Quyết định số 84/QĐ-MTTW (về việc bố trí chỗ ở cho cán bộ nhân viên) đồng ý để bà Nguyễn Thị Nhị đến ở tại căn hộ có tổng cộng diện tích 30m2 này với nội dung: “… để tiện việc phục vụ Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát”.

Để tiến hành thi công công trình vào năm 1990, Hội Nhà văn Việt Nam đã thu xếp xây một căn hộ cấp 4, gồm 20m2 nhà ở và 6m2 diện tích phụ ở phần sân phía đường Nguyễn Đình Chiểu, bên cạnh tòa nhà chính để chuyển gia đình bà Nhị ra đó.

Năm 2002, bà Nhị làm đơn xin phép Hội Nhà văn Việt Nam thay mái ngói bằng mái bằng. Hội Nhà văn đồng ý để bà Nhị sửa chữa chống dột.

hoi nha van viet nam keu cuu

Ngôi nhà số 9A theo những căn cứ pháp lý của Hội Nhà văn Việt Nam thuộc đất công sản đã giao cho Hội quản lý và sử dụng từ năm 1990.

Ngày 01/11/2010 Hội Nhà văn Việt Nam đã gửi công văn lên Bộ Tài Chính để hỏi về những cơ sở nhà đất liên quan đến trụ sở số 9 Nguyễn Đình Chiểu. Cũng trong tháng 11/2010, Bộ Tài chính đã gửi công văn số 15726/BTC-QLCS, trả lời công văn của Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó khẳng định khu đất số 9 Nguyễn Đình Chiểu, toàn bộ 700m2 là tài sản công, Nhà nước giao cho Hội Nhà văn Việt Nam quản lý và sử dụng. Trong đó có căn hộ của bà Nguyễn Thị Nhị tạm lưu cư. Hội Nhà văn Việt Nam có trách nhiệm thu hồi khu đất bà Nhị đang sử dụng, hỗ trợ chi phí di dời theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cùng thời gian này, bà Nhị khởi công xây dựng một ngôi nhà 4 tầng tại khu vực được Hội Nhà văn tạm bố trí. Hội Nhà văn Việt Nam mới "ngã ngửa" vì mảnh đất đã có sổ đỏ với diện tích 45,2m2 tên của ông Trần Duy Bình và bà Nguyễn Thị Nhị.

Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định khởi kiện hành chính đối với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng về việc vi phạm những quy định của pháp luật, cấp sổ đỏ cho bà Nguyễn Thị Nhị, trên thửa đất Chính phủ giao cho Hội Nhà văn quản lý và sử dụng.

Đến ngày 26/11/ 2018, sau hai lần nộp đơn và một số lần hoãn, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng mới đưa vụ kiện ra xét xử. Tại phiên tòa này, Bản án số 03/2018/HCST được tuyên: Công nhận Quyết định hành chính số 234.61.QĐUB.2017 của UBND quận Hai Bà Trưng về việc cấp giấy Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở số 010701554000755 cho gia đình bà Nguyễn Thị Nhị và ông Trần Duy Bình tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được ban hành đúng thẩm quyền và đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý.

Không đồng tình với quyết định của phiên toà, Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục trình vụ án lên cấp phúc thẩm. Cuối tháng 3 tới, Hội nhà văn sẽ tiếp tục hầu toà.

"Cho tới nay, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính vẫn khẳng định thửa đất trên do Hội Nhà văn Việt nam quản lý và sử dụng với diện tích 700m2. Hội Nhà văn Việt Nam không có quyền bán, nhượng, cấp 1m2 nào vì đó là đất công sản của Nhà nước. Vậy quỹ đất giờ mất 45,2m2, chúng tôi phải đòi lại, cho Hội chứ không phải riêng cá nhân ai", ông Nguyễn Trí Huân nói.

hoi nha van viet nam keu cuu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là hội viên Hội nhà văn Việt Nam

Năm 2015, trong danh sách tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có tên nhà thơ Trần Tuấn Anh, sinh năm 1964, quê Quảng ...

hoi nha van viet nam keu cuu \'Diệt vong\' là tác phẩm duy nhất đoạt giải Hội Nhà văn Hà Nội

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2018 ngoài tôn vinh thành tựu trọn đời cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, thì chỉ trao giải ...

hoi nha van viet nam keu cuu Giải thưởng Hội Nhà văn: Bài học đau xót

Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM thừa nhận đây là bài học đau xót, phó chủ tịch hội lên tiếng xin lỗi còn nhà ...

hoi nha van viet nam keu cuu Giải thưởng Hội Nhà văn: Có ban phát,"chạy chọt"?

Giải thưởng liệu có còn giá trị khi cứ vừa trao xong là xôn xao dư luận về "hội đồng mù" cùng những nghi án ...