Hội nghị làm gì nữa?

Triều Tiên và Mỹ có thể vẫn chưa nhất trí về ý nghĩa của "phi hạt nhân hóa". Vì thế, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai có thể không giúp ích gì.

Ở Washington, Seoul và thậm chí là Bình Nhưỡng, mọi người đang nói về một hội nghị thượng đỉnh mới giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên, giữa tổng thống Hàn Quốc hoặc nhà lãnh đạo Triều Tiên với tổng thống Mỹ hoặc có thể là cuộc gặp giữa cả ba người.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Argentina mới đây. Ông Trump cũng đang kỳ vọng gặp lại ông Kim Jong-un lần thứ hai vào đầu năm tới.

Trong khi đó, ông Moon rất muốn tiếp đón ông Kim ở Seoul. Ba tổng thống Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng, gồm các ông Kim Dae-jung (năm 2000), Roh Moo-hyun (2007) và ông Moon (tháng 9-2018). Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il từng hứa đến thăm Hàn Quốc nhưng chuyến đi đã không diễn ra. Khả năng ông Kim Jong-un đến Seoul vừa được lùi sang năm sau.

hoi nghi lam gi nua
Hai ông Donald Trump (phải) và Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore hồi tháng 6-2018 Ảnh: AP

Một thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai có thể tái khởi động quá trình hòa giải đang bị đình trệ trên bán đảo Triều Tiên. Có suy nghĩ rằng tất cả những gì hai bên cần làm là ký vào tuyên bố chung, sau đó Triều Tiên nghiêm túc từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa; đổi lại, Mỹ và Liên Hiệp Quốc dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt.

Thực tế là tuyên bố chung về "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6 qua không mang nhiều ý nghĩa thực sự. Nếu hai nhà lãnh đạo tiếp tục ngồi lại với nhau, có thể đó sẽ là thứ "ngôn ngữ hoa hồng", trở thành vỏ bọc khiến người ta nghĩ rằng các bên đã đạt được tiến bộ. Trong khi hội đàm diễn ra, Bình Nhưỡng chắc chắn vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Nhưng điều đó không có nghĩa là hai ông Trump và Kim không nên tiếp tục hội đàm. Sau thượng đỉnh đầu tiên, các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đã bị hủy bỏ. Tại cuộc gặp sắp tới, nếu diễn ra, ông Trump có thể hỏi nhà lãnh đạo Triều Tiên định nghĩa thế nào về phi hạt nhân hóa.

Donald Kirk, cây bút của báo South China Morning Post

hoi nghi lam gi nua Triều Tiên cảnh báo chặn đứng phi hạt nhân hóa mãi mãi

Triều Tiên cho rằng các biện pháp gia tăng áp lực từ Mỹ sẽ chỉ khiến mối quan hệ hai nước tồi tệ hơn, chặn ...

hoi nghi lam gi nua Triều Tiên bị nghi mở rộng căn cứ có thể phóng tên lửa tới Mỹ

Hai căn cứ tên lửa tầm xa có dấu hiệu được Triều Tiên cải tạo và vận hành ngay cả sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ ...

/ nld.com.vn