Đằng sau việc Chính phủ Anh dự kiến trừng phạt các mạng xã hội

Anh chuẩn bị ra luật Internet mới, buộc các hãng công nghệ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước các nội dung đăng trên nền tảng mạng xã hội.

Theo BuzzFeed News, Chính phủ Anh chuẩn bị ra luật Internet mới, buộc các hãng công nghệ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước các nội dung đăng trên nền tảng mạng xã hội và có quyền trừng phạt những công ty không gỡ nội dung bất hợp pháp, phát ngôn thù địch trong vài tiếng.

Dự luật của bộ Nội vụ và bộ Thể thao, Truyền thông, Văn hóa và Kỹ thuật số (DCMS) sẽ được công bố vào mùa đông năm nay. Theo đó, quy định khung dành cho các “tác động xấu đến cộng đồng” trên mạng được hình thành.

Hôm 18/9, Sharon White, người đứng đầu Ofcom, cơ quan đang quản lý phát thanh truyền hình, viễn thông và bưu chính kêu gọi các hãng công nghệ phải bị quản lý tương tự như ngành viễn thông và di động.

dang sau viec chinh phu anh du kien trung phat cac mang xa hoi

Chính phủ Anh dự kiến trừng phạt các mạng xã hội

Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid và Bộ trưởng Văn hóa Jeremy Wright đang cân nhắc giới thiệu bộ quy tắc bắt buộc đối với các nền tảng mạng xã hội và các luật mới nghiêm khắc như thời gian gỡ bỏ, buộc các website phải xóa phát ngôn thù địch và bất hợp pháp trong một khoảng thời gian quy định nếu không sẽ bị phạt. Các bộ trưởng cũng muốn bổ sung xác minh độ tuổi cho Facebook, Twitter và Instagram.

Cơ quan quản lý sẽ có quyền trừng phạt các nền tảng mạng xã hội không xóa bỏ nội dung khủng bố, hình ảnh lạm dụng trẻ em, phát ngôn thù địch cũng như thực thi các quy định mới liên quan đến nội dung hợp pháp và hành vi trên mạng.

Dự luật mới về quản lý tác hại của mạng xã hội khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về khả năng buộc các doanh nghiệp ngoại quốc chịu trách nhiệm trước nội dung mà người dùng đăng trên nền tảng của Chính phủ hay phát ngôn thù địch sẽ bị trừng phạt thế nào, làm thế nào để xác định nội dung nào là không phạm pháp.

Mạng xã hội như Facebook từng bị cho là tác nhân gây ra căng thẳng, xung đột tại một số quốc gia. Chính quyền, dư luận và các nhà hoạt động ở những nước này đã có biện pháp mạnh tay để Facebook điều chỉnh hành vi, thậm chí "cấm cửa" nếu không hợp tác.

Năm 2015, CEO Mark Zuckerberg từng một phen sóng gió với dư luận Ấn Độ khi đăng trên trang cá nhân hình ảnh báo cáo độ phủ sóng hệ thống Internet của Facebook. Tuy nhiên, phần bản đồ Ấn Độ được sử dụng lại thiếu tỉnh Jammu và Kashmir, vùng lãnh thổ tranh chấp với Pakistan.

Đến năm 2016, Ấn Độ đã cấm các dịch vụ liên quan tới việc cung cấp Internet miễn phí, bao gồm cả Free Basics, một dịch vụ từ mạng xã hội Facebook cho phép người dùng truy cập Internet từ mọi nơi mà không phải trả tiền.

Năm 2017, Chính phủ Pakistan đã buộc Facebook phải liên kết tài khoản của người dùng với số điện thoại của họ. Yêu cầu này được đưa ra khi một số kẻ đã lợi dụng các tài khoản giả mạo trên Facebook để phát tán nội dung kích động, độc hại.

Đào Vũ (Tổng hợp)

dang sau viec chinh phu anh du kien trung phat cac mang xa hoi Bí thư Hà Nội khẳng định không thể lờ đi thông tin trên mạng xã hội

Ông Hoàng Trung Hải cho rằng cơ quan của thành phố cần kịp thời phản hồi trước những sự việc được dư luận, mạng xã ...

dang sau viec chinh phu anh du kien trung phat cac mang xa hoi \'Mạng xã hội nội bộ\' đáp ứng nhu cầu sinh viên

Mới đây, nhóm sinh viên đến từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM đã cho \'ra lò\' ...

dang sau viec chinh phu anh du kien trung phat cac mang xa hoi Tìm lại bạn mất liên lạc 60 năm nhờ mạng xã hội

Nhờ mạng xã hội mà sau gần 60 năm mất liên lạc, giờ đây ông Nguyễn Trương Trác (77 tuổi, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, ...

dang sau viec chinh phu anh du kien trung phat cac mang xa hoi Nóng trên mạng xã hội: Tai bay vạ gió vì màn ăn vạ

Mạng xã hội ngày cuối tuần chia sẻ tình cảnh dở khóc dở cười của hai cô gái khi “đang dừng xe bên đường để ...

/ https://www.nguoiduatin.vn