Dân quỳ trước nhà Chủ tịch huyện: Tỉnh lên tiếng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng, Chủ đầu tư cũng như chính quyền đã tạo điều kiện cũng như tính toán sao cho người dân có lợi nhất.

Ngày 18/7, cộng đồng mạng chia sẻ một đoạn video ghi lại cảnh hơn 10 người dân xã Tân Hưng huyện Tân Châu (Tây Ninh) quỳ lạy trước cổng nhà Chủ tịch UBND huyện này, để xin tạm ngưng thu hồi đất vì hoa màu đang đến thời kỳ thu hoạch.

Sáng 20/7, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã thông tin về vấn đề này.

Ông Ngọc cho hay, hiện nay tỉnh đang triển khai một số dự án điện mặt trời theo quy hoạch. Dầu Tiếng là một vùng đất bán ngập. Vùng đất bán ngập thuộc đất công do nhà nước quản lý, cụ thể do Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa quản lý.

"Do diện tích đất rộng tại vùng bán ngập (6 tháng ngập, 6 tháng không ngập) nên một số hộ dân ở đó tận dụng để canh tác. Đất lòng hồ Dầu Tiếng thì công trình thủy nông không còn là đất của dân, nhưng chủ quản lý cũng tạo điều kiện cho người dân tận dụng canh tác lúc không ngập", ông Ngọc nói.

dan quy truoc nha chu tich huyen tinh len tieng

Một số người dân quỳ lạy trước cổng nhà Chủ tịch UBND huyện Tân Châu

Khi có dự án, UBND tỉnh Tây Ninh thu hồi một phần đất bán ngập của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa để giao cho Công ty năng lượng mặt trời Dầu Tiếng thực hiện dự án điện mặt trời.

Chính quyền đã thông báo các hộ sản xuất giao lại cho Chủ đề án để thực hiện dự án. Nhiều hộ chấp hành và thực hiện. Theo pháp luật, những hộ dân tận dụng đất bán ngập canh tác thì không được đền bù khi giải tỏa theo quy định, không nằm trong đối tượng thu hồi đất mà đối tượng ở đây là chủ hồ. Tuy nhiên, chính quyền cũng vận động chủ đầu tư xem xét để hỗ trợ hộ dân một phần.

Về chế độ cụ thể với người dân, vị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh cho biết: "Với những hộ đang trồng màu chưa thu hoạch thì tiến hành đền bù 100%, để không có thiệt hại. Tiền vận dụng hỗ trợ của nhà đầu tư thì nhà đầu tư phải chịu chứ Nhà nước không trừ vào tiền thuê đất như các dự án có thu hồi đất theo quy định. Như vậy, đây là sự sẻ chia rất lớn của Chủ đầu tư.

Huyện đã làm rất bài bản nhiều tháng nay, thống kê và gặp hết tất cả các hộ dân đang sản xuất ở đây. Thông báo thời gian để các hộ dân thu hoạch màu và giao lại cho chủ hộ để chủ hộ bàn giao lại cho dự án. Đồng thời cũng công bố luôn chính sách hỗ trợ của chủ đầu tư cho các hộ".

Ông Ngọc nói thêm: "Đối với những khu vực hoa màu đã già, chính quyền cũng đã tạo điều kiện để cho người dân thu hoạch. Còn lại một số thì nghe theo xúi giục nên tiếp tục kì kèo để gây áp lực để được bồi thường nhưng thực chất các hộ này không thuộc đối tượng được bồi thường theo quy định.

Những hộ chưa nhận thì nhà đầu tư cũng đã chuyển hết số tiền hỗ trợ và đền bù hoa màu (nếu có) vào tài khoản ngân hàng. Đúng ra, khi đã đền bù thì Chủ đầu tư có quyền nhổ bỏ hoa màu, không cho thu hoạch nhưng người ta vẫn cho thu hoạch luôn".

Theo ông Ngọc, hiện nay tỉnh Tây Ninh đã giao cho chủ hồ, và 2 huyện quản lý rà soát lại tổng thể tất cả diện tích bán ngập, xây dựng tiêu chí để giao khoán lại những hộ sản xuất có khó khăn về đời sống để họ làm. Do đó, có thể nhiều hộ đang canh tác hiện nay sẽ không thuộc đối tượng được nhận khoán.

"Như vậy, những hộ này nếu không nhận tiền hỗ trợ, bồi hoàn hiện nay thì sau này có khi không được nhận gì cả.

Tinh thần chung về mặt pháp lý không có gì đặt ra. Thứ 2, mình vẫn duy trì. Thứ 3, những chế độ họ chưa nhận thì đã được chuyển vào ngân hàng nên không có gì thiệt thòi", ông Ngọc nhận định.

Về thông tin một số hộ dân xin gia hạn thêm 2 tháng để kịp thu hoạch hoa màu, vị đại diện tỉnh Tây Ninh phân tích, theo lộ trình tiến độ dự án, có kế hoạch chỗ làm trước chỗ làm sau.

Bởi lẽ, các dự án triển khai hiện nay phải hoàn thành sớm trước ngày 1/7/2019 để được hưởng giá điện 9,35 cent/kWh. (Giá ưu đãi cho những dự án đi tiên phong trong điện tái tạo, không gây ô nhiễm môi trường). Từng dự án đều có lộ trình cụ thể, những hộ dân nào trong tháng 8-9-10 mới xây dựng tới thì chủ đầu tư đều linh hoạt tiếp tục gia hạn cho người dân thu hoạch.

Nói về việc người dân phản ánh trong quá trình giải quyết sự việc, một số người dân lớn tiếng bị lực lượng công an tạm giữ, ông Ngọc cho hay, đây là một số người dân không liên quan gì tới việc tận dụng sản xuất tại đây nhưng lại đứng ra kích động, cản trở quá trình bàn giao đất cho chủ hồ.

Những người này thành lập đoàn bảo vệ việc bàn giao đó. Họ kích động, đạp đổ hàng rào, trong những trường hợp đó lực lượng công an tiến hành tạm giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với báo chí trước đó, ông Nguyễn Tân Phong (56 tuổi, ngụ xã Tân Hưng) cho biết, thời điểm UBND huyện Tân Châu xuống cưỡng chế, thì người dân xã Tân Hưng đưa quyết định mới của Ban tiếp công dân Trung ương yêu cầu tỉnh Tây Ninh xem xét giải quyết khiếu nại của người dân.

Khi đó, Chủ tịch UBND huyện Tân Châu chỉ đạo dừng cưỡng chế và gọi người dân đến UBND xã Tân Hưng để họp.

“Trong cuộc họp trưa 14/7, Chủ tịch UBND huyện Tân Châu đồng ý cho người dân thời hạn 2 tháng để thu hoạch khoai mì. Tuy nhiên, khi người dân đang họp thì lực lượng cưỡng chế đã cày bới, phá nát nhiều héc ta khoai mì”, ông Phong cho hay.

dan quy truoc nha chu tich huyen tinh len tieng Chủ tịch huyện ở Tây Ninh bác tin người dân quỳ lạy trước nhà mình

Chủ tịch UBND huyện Tân Châu xác nhận sự việc người dân phản ứng sau quyết định cưỡng chế đất của chính quyền, nhưng hình ...

dan quy truoc nha chu tich huyen tinh len tieng Chủ tịch huyện phân trần chuyện tổ chức họp lúc bão về

Cuộc họp HĐND rất quan trọng, 6 tháng mới có một lần và đã được lên lịch từ ngày hôm trước nên khó có thể ...

/ http://baodatviet.vn