Chúng ta có dám chấp nhận cái mới không?

\"Vấn đề là Chính phủ có dám chấp nhận mô hình kinh doanh mới này hay không, nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng sẽ không có giá trị nhiều\"- Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019. Và một trong 3 ví dụ ông đưa ra là “Uber thách thức taxi”.

Có lẽ phải chép nguyên văn đủ 3 ví dụ mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu: Công nghệ số sinh ra mô hình kinh doanh mới, thách thức mô hình kinh doanh truyền thống. Ví dụ, Uber thách thức taxi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống hay mạng viễn thông di động thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân nhưng lại thách thức ngân hàng...

Chúng ta có chấp nhận cái mới, chấp nhận thách thức ấy không? Thật ra đó cũng là việc trả lời cho sự hiểu biết, cho tâm thế, cho sự nhập cuộc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

chung ta co dam chap nhan cai moi khong
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Ở thời 4.0, không thể tư duy kiểu "quản được thì mở, quản đến đâu mở đến đó"

Chỉ vừa hôm trước, Chủ tịch VCCI nêu một ví dụ thấy buồn chứ cười không nổi: Tính đến tháng 9.2018 mới chỉ có 68 thủ tục có thể thực hiện được trên Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Trong 68 thủ tục ấy, lại chỉ có duy nhất một thủ tục thực hiện điện tử hoàn toàn, còn lại, dù có nộp hồ sơ điện tử, vẫn phải nộp thêm một bản giấy…

Cũng một bộ trưởng, ông Phạm Chí Dũng vừa nói về yêu cầu “Khắc phục căn bản tình trạng “kinh tế 4.0 nhưng quản lý mới 1.0”.

Thủ tục điện tử, nhưng 67/68 thủ tục vẫn đòi phải “nộp thêm một bản giấy”; “kinh tế 4.0 nhưng quản lý mới 1.0”. Đó là gì nếu không phải là khoảng cách vời vợi giữa thực tế và quản lý. Và cái mới, cái thách thức làm sao mà thách thức nổi, làm sao có thể tạo ra sự thay đổi nếu tư duy, cách thức quản lý không theo kịp, không chấp nhận.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng phát ngôn nổi tiếng: Cái gì không quản được thì không quản. Và hôm qua, ông bổ sung thêm rằng: Ở thời 4.0, không thể tư duy kiểu "quản được thì mở, quản đến đâu mở đến đó".

Để có thể chấp nhận cái mới, chấp nhận sự thách thức thì rõ ràng không chỉ cần một Chính phủ kiến tạo, không chỉ cần một bộ trưởng đổi mới mà yếu tố đủ phải là sự thay đổi tư duy quản lý, bằng sự thay đổi trong cách tiếp cận với những cái mới, với những thách thức.

Bởi, hoàn toàn chính xác: Số hoá nền kinh tế là cuộc cách mạng chính sách nhiều hơn công nghệ. Mà chính sách lại không được tạo ra bởi máy móc hay công nghệ.

chung ta co dam chap nhan cai moi khong Những nhà nông thời công nghệ 4.0 và niềm đam mê với … Internet

Ngày 15.1, tại Hà Nội, Trung ương Hội NDVN đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án Nâng cao năng lực sử ...

chung ta co dam chap nhan cai moi khong Đào tạo đại học online: Hướng mở cho giáo dục 4.0, nhưng chưa đủ sức nhân rộng

Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh công bố sẽ ra mắt đại học online dành cho tất cả đối tượng muốn ...

chung ta co dam chap nhan cai moi khong Nghề chạy đua với Tết thời \'4.0\': Bán cả lư đồng An Hội trên Facebook

Một thời, làng nghề lư đồng An Hội có trên dưới 50 lò đỏ lửa, nay chỉ vỏn vẹn 5 lò kiên trì bám trụ. ...

/ Lao động