Chiến tranh không còn xa, Nga điều chỉnh chiến lược quốc phòng

Trong bối cảnh các nước NATO cho rằng, chiến tranh có thể bùng nổ ở châu Âu thì Nga đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng.

Na Uy: Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu là hiện hữu

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen vừa qua đã thừa nhận rằng, có khả năng sẽ có cuộc chiến nổ ra giữa các quốc gia châu Âu. Ông tuyên bố điều này trong bài phát biểu tại phiên họp của Hiệp hội Quân sự Na Uy.

"Xem xét sự phát triển của các sự kiện trong môi trường hiện nay chúng ta nhận thấy rằng, xung đột vũ trang giữa các quốc gia ở châu Âu không còn là điều không tưởng" - ông Bakke-Jensen nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột tiềm năng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các quốc gia Bắc Âu.

Không rõ có phải là về những dự cảm không lành này hay không mà ngân sách quốc phòng của Na Uy trong 5 năm qua đã tăng khoảng 30% và theo nhà lãnh đạo Quân đội Na Uy, xu hướng tăng trưởng ngân sách quốc phòng có thể sẽ sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

Trong cuộc mạn đàm với RT, nhà phân tích chính trị Nga Alexander Asafov đã bình luận về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen rằng khả năng bắt đầu một cuộc chiến ở châu Âu "không còn là điều không thể tưởng tượng".

"Tôi nghĩ rằng tuyên bố này có thể liên quan với các cuộc tập trận đã diễn ra và sẽ tổ chức trong tương lai. Trong chương trình thời sự, bằng cách này hay cách khác, có những thông điệp đánh dấu các sự kiện tập trận liên quan đến nguy cơ đe dọa Nga, kể cả tập trận diễn ra ở Na Uy” - chuyên gia Alexander Asafov nhận định .

Ông nhấn mạnh, rõ ràng là tất cả những điều này là một phần của chiến dịch truyền thông-quân sự của NATO. Trong trường hợp này, Na Uy không thể tự khởi xướng những tuyên bố như vậy, đó là một phần của bức tranh hệ thống từ phía London và Washington.

Tuy nhiên, ông Asafov lưu ý rằng chiến tranh ở châu Âu thực sự có thể xảy ra nhưng điều đó có thể không xảy ra trên các mặt trận mà các nhà tuyên truyền của NATO nhìn nhận.

Nguy cơ chiến tranh là có thật với sự leo thang hơn nữa xung quanh tình hình Serbia và Kosovo; cùng với tình hình Donbass ở Ukraine. Sự hiềm khích sẽ tiếp tục gia tăng, và tất cả điều này nên được coi là một chiến dịch PR lớn để biện minh cho sự cần thiết phải củng cố NATO.

chien tranh khong con xa nga dieu chinh chien luoc quoc phong

Đối đầu Nga-NATO hiện nay xuất phát từ chính NATO

Vì NATO Nga mới phải điều chỉnh chiến lược Quốc phòng

Trong một động thái có liên quan, giới chính khách Nga đã lí giải nguyên nhân tại sao mà Nga phải thay đổi chiến lược quốc phòng của mình và dĩ nhiên là điều đó xuất phát từ những hành động của phương Tây.

Theo thành viên Ủy ban quốc phòng của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) là ông Franz Klintsevich, việc NATO mở rộng sang phía Đông đã dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược quốc phòng của Nga. Và điều này đã khiến Hoa Kỳ khó có thể thách thức trật tự địa chính trị mới, tức là phá hủy cơ cấu mới về thế giới đa cực, duy trì vị thế đơn cực.

Tại hội nghị ở Ấn Độ vừa qua, cựu giám đốc CIA David Petraeus đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là "món quà lớn nhất cho NATO". Theo lời ông ta, việc Tổng thống Putin lên nắm quyền đã mang lại cho liên minh một lý do mới để tồn tại. Người đứng đầu CIA trước đây cũng cho rằng Washington sẽ thách thức "trật tự địa chính trị mới", kể cả với sự giúp đỡ của NATO.

Ông Klintsevich nhận xét rằng, những tuyên bố trên của cựu Giám đốc CIA David Petraeus là sự công khai xuyên tạc thực tế, cố tình đánh tráo nguyên nhân và kết quả.

Sự bành trướng lớn nhất của liên minh NATO về phía Đông xảy ra trong khoảng thời gian khó khăn nhất trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, khi vào tháng 3 năm 2004, khi bảy quốc gia thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ, bao gồm: Bulgaria, Latvia, Litva, Romania, Slovakia, Slovenia và Estonia đã gia nhập khối NATO. Hơn nữa, họ đã tham gia kế hoạch hành động để trở thành thành viên NATO từ tháng 11/2002".

Thượng nghị sĩ cũng lưu ý rằng, nước Nga, mà tổng thống lúc đó đã là ông Vladimir Putin, đã đề nghị phương Tây chấm dứt cuộc đối đầu, đảm bảo an ninh thế giới trên cơ sở mới [nền tảng cơ bản và cơ hội thực sự cho điều này đã từng tồn tại], nhưng phương Tây đã không nắm bắt nó.

"Tuy nhiên, rõ ràng, một số giới tinh hoa chính trị có ảnh hưởng nhất định ở phương Tây và đứng đầu là ở Hoa Kỳ cho rằng, điều này là không phù hợp, và tình hình hiện nay là kết quả của những điều đã xảy ra", ông Klintsevich nói thêm.

Tất nhiên là Nga phải phản ứng lại. Chính sự bành trướng về phía Đông của NATO đã khiến giới lãnh đạo Nga phải điều chỉnh nghiêm túc chính sách quốc phòng của đất nước. Do đó, một trật tự địa chính trị mới đã xuất hiện. Đó là điều không ai có thể chối cãi.

Nhật Nam

chien tranh khong con xa nga dieu chinh chien luoc quoc phong Sự nghiệp viết lách đáng kinh ngạc của người vợ ông chủ Amazon

MacKenzie Bezos, người vợ đứng sau thành công của tỷ phú giàu nhất thế giới, là một tiểu thuyết gia tài năng.

chien tranh khong con xa nga dieu chinh chien luoc quoc phong Quân đội Nga thử nghiệm siêu tăng T-14 Armata trong năm nay

Siêu tăng tối tân của Nga sẽ trải qua thử nghiệm cấp quốc gia ở nhiều thao trường, giúp đánh giá khả năng tác chiến ...

chien tranh khong con xa nga dieu chinh chien luoc quoc phong Quân đội Nga sắp nhận súng bắn tỉa Putin đích thân thử nghiệm

Mẫu súng bắn tỉa mới của Nga có thể sử dụng ba cỡ đạn khác nhau và tầm bắn chính xác lên đến 1,6 km.

chien tranh khong con xa nga dieu chinh chien luoc quoc phong Nga sẽ tổ chức hơn 4.000 cuộc tập trận trong năm 2019

Quân đội Nga nói việc tập trận và huấn luyện chiến đấu thường xuyên sẽ giúp binh sĩ làm quen với các cuộc xung đột ...

/ http://baodatviet.vn