Chỉ 1 con số này cho thấy Việt Nam kém xa Thái Lan

Một bang của Australia chi tới 80 triệu USD cho quảng bá xúc tiến du lịch, trong khi Việt Nam có vài triệu đô la, chưa kể hạ tầng sân bay quá tải, chính sách visa hạn chế, nhân lực thiếu và yếu,... Trong cái khó, làm thế nào để du lịch Việt Nam có thể bứt

Khách vào nhiều, thu được ít

Tại Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam sáng 6/12, ông John Lindquist - Cố vấn cấp cao BCG, thành viên Hội đồng cơ quan du lịch Anh, cho hay, 3 năm qua, khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ấn tượng từ 8 triệu lượt (2015) lên hơn 14 triệu lượt (11 tháng năm 2018). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, con số này vẫn còn thấp, đặc biệt doanh thu từ khách quốc tế còn kém xa.

Cụ thể, năm 2017, Việt Nam thu về 8,3 tỷ USD từ khách quốc tế, nhưng Singapore thu được 18,4 tỷ, Indonesia là 12,6 tỷ USD và con số này ở Thái Lan là 52,5 tỷ USD.

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan

Ông Chang Chee Pey, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore, cho hay: Từ năm 1970, Singapore đã mở văn phòng đại diện du lịch tại Tokyo và Sydney, đến nay nước này có 21 văn phòng trên khắp thế giới

Nguyên nhân, theo ông John Lindquist, không chỉ do lượng khách quốc tế đến Việt Nam ít hơn các nước trong khu vực, mà còn bởi chi tiêu của khách trong mỗi chuyến đi cũng tiết kiệm hơn.

Chẳng hạn, mỗi chuyến du lịch, khách đến Việt Nam chi tiêu trung bình khoảng 912 USD. Nhưng mức chi tiêu của khách tại Indonesia là 1.109 USD, Singapore là 1.105 USD, tại Thái Lan là 1.565 USD.

So với Thái Lan, quốc gia phát triển vượt bậc về du lịch, ông John Lindquist chỉ ra rằng, tuy số ngày khách quốc tế lưu trú không chênh lệch nhiều (9,5 ngày ở Việt Nam và 9,6 ngày ở Thái Lan), song lại chênh lệch lớn về mức tiền chi tiêu. Khách đến Việt Nam chi có 96 USD mỗi ngày, còn ở Thái Lan là 163 USD, trong khi Singapore là 325 USD.

Hơn nữa, việc duy trì một chính sách visa “đóng” đang hạn chế nguồn khách nhà giàu, có khả năng chi trả cao đến Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có chính sách miễn thị thực hạn chế nhất Đông Nam Á, theo ông John Lindquist. Trong khi, lợi ích của việc cởi mở về visa là rất to lớn.

Ông dẫn chứng, nhờ miễn visa từ 45 lên 160 nước (2015), Indonesia đón lượng khách tăng gấp đôi. Hai năm sau khi Ấn Độ triển khai và mở rộng e-visa (visa điện tử) cho hơn 100 quốc gia, tăng trưởng khách du lịch đã tăng gấp 3. Nới lỏng visa giai đoạn 2013-2018, Nhật Bản có thêm 22 triệu lượt khách quốc tế.

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan

Khách quốc tế đến Việt Nam đang thiếu chỗ tiêu tiền, mua sắm, giải trí

Ông Tom Corrie, Tham tán Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho rằng, ngay khi Việt Nam thực thi chính sách miễn visa cho 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia), năm đầu tiên số lượng khách từ các thị trường này sang Việt Nam đã tăng 15%, cuối năm nay dự kiến tăng 25%. Đây là ví dụ chứng tỏ chính sách cởi mở về visa đem lại hiệu quả rõ rệt, mà các thị trường này đều là khách nhà giàu, có mức chi tiêu trung bình 1.000 USD/ngày.

Kể cả khi duy trì chính sách thắt chặt visa, nước Anh vẫn miễn thị thực cho 83 nước và gia hạn visa 6 tháng, 5 năm, 10 năm - ngài Gareth Ward - Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, cho hay. Còn Việt Nam chỉ miễn visa cho 24 nước, mà thời gian lại ngắn chỉ 15-30 ngày.

Không vì hạn chế mà chấp nhận và chững lại

Tại Diễn đàn, ông Chang Chee Pey, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore, lưu ý, Việt Nam nên học tập Ấn Độ khi triển khai chính sách visa. Cần coi đây là một quá trình chứ không phải là rào cản, không cần thiết phải miễn visa nhưng nên đơn giản hóa thủ tục, minh bạch, hiệu quả.

Theo bà Wendy Wu, Giám đốc điều hành của Wendy Wu Tours, ngoài khắc phục những điểm yếu về hạ tầng, nguồn nhân lực như đã đề cập, có ba bước du lịch Việt Nam cần triển khai ngay. Đầu tiên, làm theo phương châm “hãy giúp chúng tôi để chúng tôi giúp bạn”. Điều này có nghĩa, Việt Nam hãy trợ giúp hết sức có thể như mở rộng diện miễn thị thực sang Úc, New Zealand,... Khi đó, Việt Nam hút được khách quốc tế còn DN cũng đưa được nhiều khách vào Việt Nam hơn.

Thứ hai, giúp chăm sóc các đại lý truyền thông, đại lý du lịch để họ quảng bá mang khách đến Việt Nam. Cuối cùng là đầu tư, mở văn phòng đại diện tại Úc, Anh, New Zealand,... để quảng bá đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Du lịch Việt Nam cần phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cho rằng, câu hỏi lớn nhất của du lịch Việt Nam là làm sao duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như vài năm qua, thậm chí còn phải tăng nhanh cao hơn.

Tuy nhiên, ông thừa nhận giữ được tốc độ này cũng là khó, bởi tăng trưởng đến ngưỡng nào đó thì vấp phải những hạn chế mà riêng ngành du lịch không thể giải quyết được, kể cả có sự phối hợp của các ngành cũng khó giải quyết được trong 1-2 năm. Ví dụ vấn đề về sân bay, hàng không, chưa kể đến các hạ tầng khác như đường sắt, đường bộ, đường biển,.. nhưng nếu vì thế mà chấp nhận và có sự chững lại thì vô cùng nguy hiểm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên, vẫn phải duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Trong ngắn hạn, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, có thể cải tiến phương thức quản lý, điều hành ở sân bay để có thể đón được nhiều máy bay, hành khách hơn hay cùng một số lượng khách du lịch thì tăng chất lượng, đa dạng dịch vụ để tăng chi tiêu của du khách. Đồng thời, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để xử lý những vấn đề trước mắt như kinh phí quảng bá du lịch hạn hẹp, thiếu hướng dẫn viên, kết nối các điểm đến, cơ sở lưu trú, đi lại, mua sắm,...

“Từ việc cải thiện môi trường hoạt động, tăng xếp hạng về du lịch sẽ kéo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới. Đây là thách đố lớn nhất và tôi có niềm tin, những người du lịch sẽ cùng nhau làm được điều này. Bởi sự chia sẻ các nguồn tài nguyên hữu hình, vô hình không chỉ giúp du lịch phát triển mà còn tác động tích cực đến các ngành, lĩnh vực khác", ông tin tưởng.

Điểm cuối cùng là cần một sự phối hợp chặt chẽ, mạnh mẽ, đồng bộ, không chỉ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, mà ngay giữa các cơ quan thuộc Chính phủ, giữa Trung ương với địa phương, với các cấp và mạnh hơn nữa là giữa nhà nước, doanh nghiệp với từng người dân để giữ gìn một hình ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định, an toàn trước bạn bè quốc tế.

Ngọc Hà

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan Vào chung kết AFF Cup, bản lĩnh tuyển Việt Nam đã trên tầm Thái Lan

Các học trò của HLV Park Hang Seo biết vượt khó ở những thời điểm quan trọng, còn Thái Lan lại dễ dàng gục ngã ...

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan AFF CUP 2018: Adisak Kraisorn lần đầu lên tiếng sau cú sút hỏng penalty

AFF CUP 2018: Sau cú sút penalty lên trời, Adisak Kraisorn bật khóc nức nở khi đá văng cơ hội lọt vào chung kết AFF ...

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan AFF CUP 2018: Tuyển thủ Thái Lan ôm mẹ bật khóc sau khi bị loại khỏi AFF Cup - Bóng đá Việt Nam

AFF CUP 2018: Không kìm chế được cảm xúc sau khi đội tuyển Thái Lan bị loại khỏi AFF Cup 2018, cầu thủ Sumanya Purisai ...

chi 1 con so nay cho thay viet nam kem xa thai lan Báo châu Á chỉ 5 lý do khiến Thái Lan gục ngã trước Malaysia

Thái Lan dừng bước ở bán kết AFF Cup khi không thể hiện được bản lĩnh dù đã có tới hai lần dẫn trước Malaysia ...