Bến xe trăm tỉ đồng vắng khách, chủ đầu tư kêu trời

Thực hiện theo cam kết với tỉnh Nghệ An, chủ đầu tư đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để xây dựng bến xe phía Nam với quy mô hiện đại bậc nhất cả nước. Thế nhưng, bến xe đã rơi vào cảnh đìu hiu như “chợ chiều vắng khách”, mỗi tháng, chủ đầu tư phải chịu lỗ lên tới 1,5 tỉ đồng.

ben xe tram ti dong vang khach chu dau tu keu troi

Chia sẻ

Cảnh đìu hiu, vắng lặng tại bến xe miền Trung.

Bến xe hiện đại ngồi... “ngáp ruồi”

Năm 2008, Cty Vinaceglass đã ký thỏa thuận đầu tư với UBND tỉnh Nghệ An về ba dự án, gồm: Trường Đại học Công nghiệp Vinh; Phố Sài Gòn giữa lòng TP.Vinh (SaigonSky) và dự án khu dịch vụ vận tải đường bộ Nam TP.Vinh.

Trong đó, dự án Khu dịch vụ vận tải đường bộ Nam TP.Vinh là một tổ hợp các công trình dịch vụ vận tải gồm: Bến xe Miền Trung (phía Nam TP.Vinh), Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, cửa hàng xăng dầu, kho bãi cho thuê do Cty CP Đầu tư và Phát triển Miền Trung (CER) thực hiện.

Dự án có vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng, diện tích 19.337m2, sức chứa lên đến gần 500 xe, quy mô phục vụ 800 - 1.000 xe xuất bến/ngày đêm, bến xe được thiết kế hiện đại, sử dụng công nghệ, vật liệu thân thiện với môi trường với đầy đủ dịch vụ phụ trợ, với mục tiêu đưa các hoạt động về dịch vụ vận tải, bến bãi ra ngoài thành phố, giải tỏa ách tắc giao thông trong nội thành.

Tháng 8.2017, bến xe chính thức đi vào hoạt động. Nhưng ngay sau đó đã lâm vào cảnh “chợ chiều vắng khách”, các xe ra vào bến rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhân viên phải ngồi chơi xơi nước.

Ông Trần Lê Dũng - Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Phát triển Miền Trung - cho biết: Chúng tôi đã giữ đúng cam kết đầu tư vào dự án bến xe miền Trung, nhưng sau khi đi vào hoạt động, tỉnh Nghệ An lại không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, khiến mỗi tháng Cty phải chịu khoản lỗ lên tới 1,5 tỉ đồng.

Ông Dũng cho biết, suốt mấy tháng qua, lượng xe và hành khách ra vào bến xe thấp kinh khủng, do các bến xe cũ trong nội ô TP.Vinh thuộc diện giải tỏa nhưng không thực hiện. Cụ thể là bến xe Vinh nội ô đã được UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi thành dự án bất động sản và bến xe sẽ được di dời ra bến xe phía Bắc (khởi công từ năm 2012), nhưng mãi cho đến ngày 11.4 vừa qua, bến xe mới di dời ra phía Bắc.

“Việc chậm tiến độ dự án của bến xe phía Bắc thành phố đã trực tiếp ảnh hưởng đến bến xe miền Trung, chúng tôi đã tuyển dụng, đào tạo nhân viên nhưng hiện nay không đảm bảo việc làm cho nhân viên, mỗi tháng Cty chịu lỗ khoảng 1,5 tỉ đồng.

Đây là kết quả của việc đối xử không công bằng của UBND tỉnh với các nhà đầu tư trong cùng lĩnh vực. Bởi, nhà đầu tư nghiêm túc thì phải chịu thiệt hại, còn nhà đầu tư làm chậm tiến độ lại được UBND tỉnh liên tục gia hạn dự án và được hưởng lợi” - ông Dũng bức xúc.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Theo ông Dũng, khi đầu tư dự án, tỉnh cam kết với chủ đầu tư chỉ quy hoạch 2 bến xe phía Nam (bến xe miền Trung do Cty xây dựng) và bến xe phía Bắc; nhưng nay tỉnh lại quy hoạch 4 bến xe Đông, Tây, Nam, Bắc. Đặc biệt, dù bến xe Vinh đã được di dời từ ngày 11.4, nhưng tỉnh lại cho tăng lưu lượng xe về bến xe Chợ Vinh, vốn không phù hợp với quy hoạch.

Theo ghi nhận của PV, tuyến đường Phạm Hồng Thái (TP.Vinh), được xem là cửa ngõ dẫn ra bến xe Miền Trung hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Các nhà xe, phương tiện rất “ngán” phải lưu thông qua đây, trở thành một trong những nguyên nhân khiến bến xe miền Trung vắng khách.

Bức xúc trước tình trạng trên, vừa qua, Cty cổ CP tư vấn và phát triển Miền Trung đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, phản hồi về việc đối xử không công bằng của UBND tỉnh đối với hai nhà đầu tư bến xe phía Bắc và Nam.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Đức Cường - Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Nghệ An - cho biết: “Tỉnh đã cho di dời bến xe Vinh ra phía Bắc theo yêu cầu của chủ đầu tư bến xe miền Trung, còn việc kinh doanh phải lệ thuộc vào yếu tố khai thác thị trường. Chúng tôi hy vọng sau khi di dời bến xe Vinh, bến xe miền Trung sẽ có nhiều khách hơn. Riêng việc đường Phạm Hồng Thái xuống cấp, và việc quy hoạch 4 bến xe thì phải kiểm tra lại”.

Dự án bến xe phía Bắc TP.Vinh khởi công từ ngày 19.9.2012, sau khi hoàn thành, bến xe Vinh trong nội ô sẽ di dời ra đây. Hơn 5 năm xây dựng, dự án nhiều lần chậm tiến độ, nhưng được UBND tỉnh cho phép gia hạn. Trong một buổi làm việc vào ngày 7.12.2017, ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - yêu cầu Sở GTVT chỉ đạo Cty CP Bến xe Nghệ An (chủ đầu tư bến xe phía Bắc) đến ngày 31.3.2018, dù bất cứ lý do gì, các bến xe trong nội đô thành phố phải đóng cửa và di chuyển ra ngoài thành phố. Tuy nhiên, việc này chỉ mới được thực hiện vào ngày 11.4 vừa qua.
ben xe tram ti dong vang khach chu dau tu keu troi Đề xuất tăng giá vé xe 30-40% dịp lễ 30/4

Bến xe Miền Đông (TP.HCM) đề nghị phụ thu 30-40% dịp Lễ 30/4 năm nay.

ben xe tram ti dong vang khach chu dau tu keu troi Thêm tuyến xe buýt từ Hà Nội đi Bắc Ninh

Lộ trình tuyến buýt từ Bến xe Mỹ Đình đi Bến xe Quế Võ dài khoảng 70 km với thời gian di chuyển 100 phút/chuyến.

ben xe tram ti dong vang khach chu dau tu keu troi Bát nháo “nhái xe ôm Grab”... lừa người dân

Từng tốp tài xế trong trang phục áo xe ôm công nghệ Grab tụm năm, tụm ba đứng rải rác khắp khu vực bến xe ...

ben xe tram ti dong vang khach chu dau tu keu troi Bến xe An Sương nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng: Giám đốc trần tình

Giám đốc Bến xe An Sương (huyện Hóc Môn, TP.HCM) nêu lý do khu vực này nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nhưng ...

/ https://laodong.vn