7 khám phá khoa học thú vị nhất năm 2017

Năm 2017 chứng kiến những khám phá, phát kiến khoa học mới có tính ứng dụng thực tiễn rất cao trong tương lai.

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Hai đầu là trường hợp rất hiếm xảy ra ở động vật biển.

Cá heo hai đầu lần đầu được phát hiện

Một chú cá heo hai đầu đã xuất hiện gần Hoek van Holland, Hà Lan. Đây là trường hợp cá heo song sinh dính liền thân đầu tiên từng được biết đến. Chú cá heo này cũng là trường hợp song sinh dính liền thứ 10 được ghi nhận trong số tất cả các loài sinh vật biển từ trước đến nay.

Đây là kết quả của hiện tượng "song sinh dính liền một phần" khiến sinh vật có hai chiếc đầu phát triển đầy đủ trên một thân duy nhất. Nó được phát hiện bởi một ngư dân đang đánh bắt tại vùng biển ngoài khơi của Hà Lan. Người này đã ném con cá trở lại đại dương sau khi chụp vài bức ảnh vì lo ngại việc bắt giữ sinh vật lạ là bất hợp pháp.

Theo các nhà khoa học, ngay cả trường hợp sinh đôi bình thường cũng rất hiếm gặp ở các động vật biển có vú. Chỉ 0,5% số động vật biển có vú mang thai có khả năng sinh đôi. Điều này là do trong cơ thể cá mẹ không có đủ không gian để chứa thêm một bào thai nữa.

Giới khoa học tiếc nuối khi người ngư dân ném sinh vật này trở về biển vì rất khó để tìm lại nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.

Năm 2014, một cặp cá voi xám dính liền thân cũng được tìm thấy ở Mexico trong tình trạng đã chết. Các nhà khoa học cho rằng các sinh vật biển dính liền thân thường có cơ hội sống sót thấp do cấu tạo cơ thể khó khăn trong việc bơi lên mặt nước hít thở.

Giun đậu phộng: Khả năng thu nhỏ như hạt đậu phộng để tránh kẻ thù

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Giun đậu phộng có thể thu nhỏ mình để tránh kẻ thù.

Đầu năm 2017, 58 nhà khoa học, kỹ thuật viên từ 14 tổ chức trên khắp Australia đã hoàn thành chuyến thám hiểm kéo dài một tháng tới vùng biển chưa từng được khám phá ở phía Đông Australia.

Vùng đại dương sâu thẳm ở Australia được biết đến là nơi sâu nhất trên hành tinh và những sinh vật biển đó là hầu như không thay đổi so với 40 triệu năm qua. Mất 7 tiếng đồng hồ để xuống độ sâu 4.000m, họ tình cờ gặp loài giun biển mới và đặt tên là giun đậu phộng.

Mặc dù giống với sâu dương vật, giun đậu phộng là một loài hoàn toàn khác biệt khi chúng có thể thu nhỏ cơ thể lại giống như một viên đậu phộng để trốn tránh kẻ thù. Chúng có kích thước đa dạng từ vài mm đến gần 1m.

"Bụng mẹ" nhân tạo: Thế giới sắp thay đổi?

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Chiếc túi nhân tạo có môi trường đặc tính giống như trong bụng cừu mẹ.

Các nhà khoa học đã tạo ra một túi chất lỏng có môi trường đặc tính gần giống với bụng mẹ và phát hiện ra những bào thai non đặt trong túi này có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Nhóm nghiên cứu đã lấy bào thai cừu từ 15 đến 17 tuần tuổi trong bụng cừu mẹ bằng phương pháp C-section và đặt bên trong túi này khoảng 4 tuần trước khi mang ra phân tích.

Kết luận cuối cùng cho thấy, tất cả các bào thai thử nghiệm đều có tiến trình phát triển tương đối bình thường với các chỉ số sức khỏe ổn định (chẳng hạn như huyết áp), dù có một số biến chứng nhỏ không đáng kể.

Thành công bước đầu của túi tử cung nhân tạo sẽ là nền tảng để các nhà khoa học ứng dụng phương pháp mới tối ưu hơn cho vấn đề sinh non ở người cũng như một số nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Lồng ấp trẻ sơ sinh đang được sử dụng trong các bệnh viện thường khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng hoặc làm tổn thương phổi. Tuy nhiên, loại túi nhân tạo này đã được thiết kế để loại bỏ cả hai nhược điểm trên.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ sớm hoàn thiện sản phẩm và thử nghiệm trên người trong một vài năm nữa.

Đôi cánh biết thở của chuồn chuồn: Câu trả lời vì sao cánh chuồn chuồn rực rỡ

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện đôi cánh của chuồn chuồn cũng biết thở

Cánh côn trùng trưởng thành thường có mạch chạy qua nhưng hầu hết phần cánh bị khô héo giống như chiếc lá úa. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu tại Đức mới đây phát hiện ống khí quản - mang oxy đến các mô sống ở côn trùng – có bên trong cánh của chuồn chuồn. Điều này chứng minh, cánh côn trùng giống như vật thể sống và được trang bị với hệ thống thở độc đáo của riêng mình.

Mặc dù chưa được xác nhận hoàn toàn trên 100% các loại côn trùng, nhưng hệ thống thở trên cánh có thể giải thích vì sao chuồn chuồn có đôi cánh màu sắc rực rỡ. Theo các nhà khoa học, một trong những đặc tính của oxy là tăng thêm tính phức tạp của màu sắc.

Phôi thai lai lợn - người: Tranh cãi kịch liệt

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Phôi thai lai lợn - người được hy vọng sẽ trở thành phương pháp phát triển tạng dùng để cấy ghép cho con người trong tương lai.

Các nhà khoa học Mỹ đầu năm nay tuyên bố, lần đầu tiên họ đã tạo thành công phôi thai loài lai người - lợn bằng cách nuôi bào thai lợn chứa tế bào người. Ý tưởng này mở ra hy vọng sản xuất nội tạng người ở những loài khác trong tương lai mà không cần phải sử dụng phương pháp hiến tạng như trước.

Các nhà khoa học trước đây đã tạo ra một phôi lai chuột nhắt và chuột cống - vốn có họ hàng gần gũi hơn - phát triển mạnh với tuổi thọ bình thường. Và trong năm 2017, các nhà nghiên cứu đã đi một bước xa hơn khi cấy ghép tế bào gốc của con người vào một phôi lợn. Phôi được đặt bên trong một con lợn trưởng thành trong bốn tuần trước khi được lấy ra để phân tích.

Bước tiếp theo các nhà khoa học là tìm hiểu xem một phôi lợn có thể xử lý đủ các tế bào của con người để tạo thành cơ quan nội tạng hoạt động được bên trong cơ thể lợn hay không.

Nghiên cứu làm dấy lên nhiều câu hỏi về đạo đức và pháp lý khi có những lo ngại sẽ tạo ra sinh vật quái dị dạng nửa người nửa lợn. Tuy nhiên, khả năng này được cho là rất khó xảy ra và ứng dụng của nó đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm.

Sâu “zombie” ở Anh: Xác sống trong thế giới tự nhiên

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Sau khi lên cành cao, sâu bướm phát nổ và phát tán virus xuống bên dưới.

Nếu như zombie chỉ là hình tượng trong những bộ phim kinh dị hư cấu, thì gần đây các nhà khoa học đã phát hiện một loài sâu bướm ở Anh cũng không khác gì một “xác sống” trong thế giới tự nhiên.

Loài sâu này bị nhiễm virus baculovirus, khiến cho nó ăn liên tục không ngừng nghỉ và không thể lột xác. Khi đã đủ béo tốt, virus buộc nó leo cao lên một chiếc lá, sau đó cơ thể phát nổ và rò rỉ chất dịch chứa virus lây lan lên các con sâu khác bên dưới.

Dẫu vậy, theo các nhà nghiên cứu, có vẻ như loài virus nghe có vẻ khá kinh dị này lại không gây hại quá nhiều đến sâu bướm và số lượng của chúng vẫn rất dồi dào.

Sinh vật khó chết nhất hành tinh

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017
Gấu nước được mệnh danh là sinh vật “cứng đầu” nhất hành tinh

Gấu nước với chiều dài chưa đến 1mm từ lâu đã được biết đến là một trong những sinh vật “khó chết” nhất trên Trái đất. Chúng có thể sống sót trong nhiều năm mà không cần ăn hay uống nước, hay thậm chí có thể trôi tự do ngoài không gian trong nhiều năm mà vẫn nhởn nhơ sống.

Điều này đã khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi, liệu thứ gì có thể tiêu diệt một con gấu nước? Và câu trả lời là: Gần như không thể tiêu diệt được chúng. Trong năm nay, một nhóm các nhà khoa học đã thử nghiệm ba kịch bản ngày tận thế: Vụ nổ siêu tân tinh, vụ nổ tia gamma và tiểu hành tinh va chạm vào Trái đất.

Trong cả ba trường hợp nói trên, sinh vật tí hon này vẫn tồn tại. Nghiên cứu này cho thấy gấu nước thậm chí có thể sống thoải mái trên những hành tinh khắc nghiệt và cuộc sống trên Trái đất được cho là quá dễ dàng đối với chúng. Nếu ngày tận thế xảy ra, có lẽ gấu nước sẽ là loài sống sót cuối cùng.

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017

Nhà khoa học đề xuất gộp Tết: Chuyện giờ mới kể

Không chỉ nổi tiếng với đề xuất táo bạo gộp Tết, giáo sư Võ Tòng Xuân còn được biết đến là nhà khoa học tài ...

7 kham pha khoa hoc thu vi nhat nam 2017

Phát hiện mảnh vỡ của vật thể nghi là UFO năm 1957

Một nhà nghiên cứu tìm thấy những mảnh vỡ thất lạc nhiều thập kỷ của vật thể được cho là UFO cỡ nhỏ ở Silpho ...

/ nguoiduatin.vn