5 vũ khí chiến tranh đặc biệt Iran khiến Mỹ sợ nhất

Nếu Mỹ o ép quá đáng, Iran có thể phản ứng tiêu cực. Dưới đây là 5 vũ khí chiến tranh đặc biệt Tehran có thể dùng để tấn công nước Mỹ.

Giới chuyên gia cảnh báo, Iran có thể đưa ra những phản ứng quân sự để đáp trả đòn trừng phạt vào ngành xuất khẩu dầu mỏ hoặc hành động tấn công phủ đầu của Mỹ. Mặc dù bị đánh giá thấp hơn nhưng Tehran cũng có những công cụ khiến Washington phải ôm hận.

Ngoại trừ Triều Tiên, không một quốc gia nào trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã tìm cách thách thức Hoa Kỳ nhiều như Iran. Từ Trung Đông đến Trung Á đến châu Mỹ Latinh, Tehran chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội để chống lại Hoa Kỳ và hạn chế ảnh hưởng của nó.

Đây là một chiến lược vốn có rủi ro. Không chỉ Hoa Kỳ bao vây Iran với các căn cứ quân sự ở khắp mọi nơi, chi tiêu quân sự của Mỹ trong những năm gần đây đã gấp đôi tổng GDP của Iran. Trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự thông thường nào, nếu đối đầu sòng phẳng, Iran sẽ không có bất cứ cơ hội nào chống lại các lực lượng vũ trang Mỹ.

Để đáp trả, Iran theo đuổi một học thuyết quân sự dựa trên ba loại khả năng độc đáo: Một là kho vũ khí đạn đạo đạn đạo; Hai là Học thuyết chiến tranh hải quân phi đối xứng (đặc biệt là mối đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz); Ba là liên kết với các nhóm dân quân ngoài quốc gia.

Mặc dù nhiều hệ thống vũ khí đã được nghiên cứu phát triển để phục vụ các học thuyết này, nhưng trong đó, quan trọng nhất là năm thành tố sau:

Tên lửa đạn đạo tầm trung dòng Sejjil

Công cụ nguy hiểm nhất trong học thuyết quân sự của Iran là kho vũ khí đạn đạo cực lớn của họ. Trong số này, dòng tên lửa đạn đạo Shahab, dựa trên thiết kế của Triều Tiên, được biết đến nhiều nhất.

5 vu khi chien tranh dac biet iran khien my so nhat

Iran có đầy đủ những công cụ đáp trả đòn tấn công quân sự của Mỹ

Tuy nhiên, Sejjil-1 (và phiên bản kế tiếp của nó là Sejjil-2) mới là đáng sợ nhất. Sejjil-1 là tên lửa đạn đạo tầm trung hai tầng, mà Iran lần đầu tiên thử nghiệm vào năm 2008. Không giống như tên lửa Shahab, tên lửa Sejjil-1 sử dụng nhiên liệu rắn, giảm đáng kể thời gian khởi động, đồng thời tăng cường tính cơ động của nó.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 11 năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói rằng, tên lửa Sejjil sẽ có tầm hoạt động khoảng 2.000 đến 2.500 km. Điều này phù hợp với các giới hạn của các quan chức Iran, ví dụ như Bộ trưởng Quốc phòng Mustafa Mohammad, đã từng công bố.

Ở phạm vi tấn công này, tên lửa Sejjil-1 có thể mang một đầu đạn nặng tới 750 kg tấn công vào lãnh thổ Israel và thậm chí cả các khu vực Đông Nam châu Âu. Người ta tin rằng, với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, một ngày nào đó nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân.

Sejjil-2 lần đầu tiên được thử nghiệm trong năm 2009 và có khả năng vẫn đang được phát triển hoàn thiện. Theo Global Security, Sejjil-2 có khả năng tăng tầm bắn lên 2.510 km với đầu đạn 750kg hoặc giữ nguyên tầm bắn 2.000 km với một đầu đạn nặng tới 1 tấn.

Sự tiến bộ lớn nhất của Sejjil-2 là tính chính xác, điều mà tên lửa đạn đạo Iran thường thiếu. Các quan chức quốc phòng Iran đã nói rằng, so với Sejjil-1, Sejjil-2 được trang bị một hệ thống định vị mới cũng như các cảm biến chính xác và tinh vi hơn nhiều.

Ngoài ra, hàng nghìn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có tầm phóng 700-1000km của Iran cũng có thể khiến lực lượng Mỹ ở Iraq, Syria, Saudi Arabia, UAE, Qatar, Oman… và một phần lãnh thổ Israel lâm vào tình trạng nguy hiểm.

5 vu khi chien tranh dac biet iran khien my so nhat

Tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn Sejjil II của Iran

Tàu ngầm hạng trung lớp Ghadir

Có lẽ mối đe dọa ngăn chặn lớn nhất của Iran là khả năng đe dọa các tàu vận chuyển dầu tại eo biển Hormuz, eo biển huyết mạch, nơi có tới 30% ​​nguồn cung cấp dầu toàn cầu phải di chuyển qua đây.

Tầm quan trọng của eo biển Hormuz là không phải bàn cãi. Theo một số ước tính, kể từ năm 1976 đến nay, Hoa Kỳ đã chi khoảng 8 nghìn tỷ dollars để bảo vệ tuyến thông thương hàng hải qua eo biển này.

Tàu ngầm sẽ là vũ khí vô giá đối với Iran nếu họ cố gắng đóng cửa eo biển Hormuz. Trong một báo cáo của mình, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đã giải thích, trong vùng nước hẹp và cạn của Vịnh Ả Rập, khả năng triển khai tàu ngầm có hiệu quả vô cùng cao, đe dọa hủy diệt tất cả các tàu mặt nước.

Các tàu quân sự và thương mại vào vịnh này đều phải di chuyển theo các tuyến đường có thể dự đoán được, khiến chúng trở thành con mồi dễ dàng cho ngư lôi hay tên lửa chống hạm của tàu ngầm Iran nằm phục sẵn ở các điểm hiểm yếu dưới đáy vịnh Ba Tư.

Ngoài ra, với đặc tính an toàn khi lặn sâu dưới đáy biển, các tàu ngầm Iran cũng có thể sử dụng làm phương tiện rải hàng vạn quả thủy lôi, phong tỏa hoàn toàn eo biển này.

Theo các phương tiện truyền thông Iran, hải quân nước này có một số loại tàu ngầm khác nhau, kể cả tàu ngầm Kilo của Nga, nhưng đội tàu ngầm cỡ nhỏ Ghadir (Qadir/Khadir) mới là thứ vũ khí đặc biệt nguy hiểm trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Mỗi tàu ngầm mini này có hai ống phóng cỡ 533 mm, vừa có khả năng phóng ngư lôi vừa có khả năng rải thủy lôi; đồng thời nó còn có thể được sử dụng để vận chuyển người nhái hải quân và tung các lực lượng đặc biệt vào lãnh thổ của địch.

Với kích thước nhỏ (có lượng giãn nước vẻn vẹn 150 tấn) và độ ồn thấp, Ghadir là một phương tiện tác chiến ngầm vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khó bị phát hiện và theo dõi.

Mặc dù các chuyên gia quân sự phương Tây chê tàu ngầm Iran chất lượng kém nhưng hải quân Iran sở hữu số lượng lớn các tàu ngầm lớp này (Iran hiện có ít nhất 20 tàu ngầm lớp Ghadir và vài chục chiếc tàu ngầm loại khác). Số lượng lớn là lợi thế rất quan trọng, giúp Iran hình thành một chiến thuật độc đáo trong sử dụng tàu ngầm lớp Ghadir.

Ông Chris Harmer, một chuyên gia về quân đội Iran tại ISW, đã giải thích rằng, “tàu ngầm yên tĩnh nhất trên thế giới là tàu ngầm nằm trên đáy biển đầy cát. Đó là cách người Iran sẽ sử dụng Ghadir: Lấy nó ra khỏi cảng, lặn xuống đáy biển nông của Vịnh Ba Tư, nghỉ ngơi trên đáy cát và chờ một mục tiêu tự dẫn xác đến nộp mạng cho nó”.

Tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij-e Fars

Tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij-e Fars (anti-ship ballistic missile - ASBM) là một hệ thống vũ khí có giá trị cao khác trong Học thuyết chiến tranh hải quân phi đối xứng của Iran.

Thường được gọi là "sát thủ tàu sân bay" của Iran, Khalij-e Fars (tên tiếng Anh là Persian Gulf, tức “vịnh Ba Tư”) là một tên lửa đạn đạo chống hạm nhiên liệu rắn (ASBM) với tầm bắn 300 km, khi mang theo một đầu đạn nặng 650 kg, đủ sức hủy diệt một tàu sân bay hạng nhẹ, đánh bị thương nặng một tàu sân bay cỡ lớn.

Khalij-e Fars được chế tạo dựa trên nền tảng tên lửa đạn đạo Fateh-110, một tên lửa đất đối đất nhiên liệu rắn, mà Iran thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2002 (Fateh-100 lại được chế tạo dựa trên tên lửa Đông Phong 11A - DF-11A, do Trung Quốc sản xuất).

Các phương tiện truyền thông Iran đã mô tả các Khalij-e Fars là tên lửa tiên tiến và quan trọng nhất của Hải quân IRGC, với đặc điểm đặc biệt của tên lửa nằm ở tốc độ siêu âm và quỹ đạo bay khó lường của nó.

Trong khi các tên lửa khác chủ yếu bay ở tốc độ cận âm và bay theo kiểu hành trình, “sát thủ Vịnh Ba Tư” di chuyển theo phương thẳng đứng sau khi phóng, sau đó bay ngang với tốc độ siêu âm, tìm mục tiêu thông qua một hệ dẫn thông minh, khóa mục tiêu và bổ nào tiêu diệt nó.

Khalij-e Fars lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2011 và đã được thử nghiệm thường xuyên kể từ đó. Iran tuyên bố rằng, thử nghiệm thứ hai của ASBM vào tháng 7 năm 2012 đã tấn công một tàu di chuyển với độ chính xác 30 mét.

Theo các phương tiện truyền thông Iran, hải quân nước này có một số loại tàu ngầm khác nhau, kể cả tàu ngầm Kilo của Nga, nhưng đội tàu ngầm cỡ nhỏ Ghadir (Qadir/Khadir) mới là thứ vũ khí đặc biệt nguy hiểm trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Mỗi tàu ngầm mini này có hai ống phóng cỡ 533 mm, vừa có khả năng phóng ngư lôi vừa có khả năng rải thủy lôi; đồng thời nó còn có thể được sử dụng để vận chuyển người nhái hải quân và tung các lực lượng đặc biệt vào lãnh thổ của địch.

Với kích thước nhỏ (có lượng giãn nước vẻn vẹn 150 tấn) và độ ồn thấp, Ghadir là một phương tiện tác chiến ngầm vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khó bị phát hiện và theo dõi.

Mặc dù các chuyên gia quân sự phương Tây chê tàu ngầm Iran chất lượng kém nhưng hải quân Iran sở hữu số lượng lớn các tàu ngầm lớp này (Iran hiện có ít nhất 20 tàu ngầm lớp Ghadir và vài chục chiếc tàu ngầm loại khác). Số lượng lớn là lợi thế rất quan trọng, giúp Iran hình thành một chiến thuật độc đáo trong sử dụng tàu ngầm lớp Ghadir.

Ông Chris Harmer, một chuyên gia về quân đội Iran tại ISW, đã giải thích rằng, “tàu ngầm yên tĩnh nhất trên thế giới là tàu ngầm nằm trên đáy biển đầy cát. Đó là cách người Iran sẽ sử dụng Ghadir: Lấy nó ra khỏi cảng, lặn xuống đáy biển nông của Vịnh Ba Tư, nghỉ ngơi trên đáy cát và chờ một mục tiêu tự dẫn xác đến nộp mạng cho nó”.

5 vu khi chien tranh dac biet iran khien my so nhat
Tàu ngầm mini lớp Gadir của hải quân Iran dùng để phong tỏa eo biển Hormuz

Tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij-e Fars

Tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij-e Fars (anti-ship ballistic missile - ASBM) là một hệ thống vũ khí có giá trị cao khác trong Học thuyết chiến tranh hải quân phi đối xứng của Iran.

Thường được gọi là "sát thủ tàu sân bay" của Iran, Khalij-e Fars (tên tiếng Anh là Persian Gulf, tức “vịnh Ba Tư”) là một tên lửa đạn đạo chống hạm nhiên liệu rắn (ASBM) với tầm bắn 300 km, khi mang theo một đầu đạn nặng 650 kg, đủ sức hủy diệt một tàu sân bay hạng nhẹ, đánh bị thương nặng một tàu sân bay cỡ lớn.

Khalij-e Fars được chế tạo dựa trên nền tảng tên lửa đạn đạo Fateh-110, một tên lửa đất đối đất nhiên liệu rắn, mà Iran thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2002 (Fateh-100 lại được chế tạo dựa trên tên lửa Đông Phong 11A - DF-11A, do Trung Quốc sản xuất).

Các phương tiện truyền thông Iran đã mô tả các Khalij-e Fars là tên lửa tiên tiến và quan trọng nhất của Hải quân IRGC, với đặc điểm đặc biệt của tên lửa nằm ở tốc độ siêu âm và quỹ đạo bay khó lường của nó.

Trong khi các tên lửa khác chủ yếu bay ở tốc độ cận âm và bay theo kiểu hành trình, “sát thủ Vịnh Ba Tư” di chuyển theo phương thẳng đứng sau khi phóng, sau đó bay ngang với tốc độ siêu âm, tìm mục tiêu thông qua một hệ dẫn thông minh, khóa mục tiêu và bổ nào tiêu diệt nó.

Khalij-e Fars lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2011 và đã được thử nghiệm thường xuyên kể từ đó. Iran tuyên bố rằng, thử nghiệm thứ hai của ASBM vào tháng 7 năm 2012 đã tấn công một tàu di chuyển với độ chính xác 30 mét.

5 vu khi chien tranh dac biet iran khien my so nhat
Sát thủ hàng không mẫu hạm Khalij-e Fars (Persian Gulf) của Iran

Nhiều chuyên gia nước ngoài đã hoài nghi về những tuyên bố này. Chris Harmer, chuyên gia quân sự về Iran tại ISW, đã nói rằng: “Chúng tôi không biết về các thông số kỹ thuật chính xác của tên lửa Persian Gulf, không rõ nó hoạt động theo cơ chế tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa chống tàu, hay kết hợp cả hai loại tên lửa đạn đạo và hành trình”.Năm sau, Chuẩn Tướng Amir-Ali Hajizadeh, Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Iran tuyên bố rằng, nước này đã tăng độ chính xác của tên lửa từ 30 mét giảm xuống 8,5 mét.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Majid Bokayee đã tuyên bố một cách đầy tự hào rằng “chúng tôi đã chứng kiến ​​cuộc rút quân của hải quân Mỹ tại Vịnh Ba Tư sau lần kiểm tra đầu tiên trên tên lửa Persian Gulf”.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300

Việc Nga bán cho Iran các hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU2 là một sự kiện đáng ngại cho Hoa Kỳ và các đồng minh của họ.

Trong thực tế, Washington từ lâu đã vận động Nga không bán Iran hệ thống phòng không tiên tiến và trong năm 2010, Moscow đã hủy hợp đồng ban đầu bán S-300 cho Iran, bất kể việc đây đơn thuần là một hệ thống vũ khí phòng thủ, không mang tính tấn công.

Nhưng sau đó, Nga đã nối lại hợp đồng với Iran sau khi Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết vào năm 2015.

S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa rất tiên tiến, được Liên Xô phát triển, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1979, nhưng đã được nâng cấp nhiều lần kể từ đó đến nay.

Một tiểu đoàn S-300PMU-2 của Iran bao gồm sáu bệ phóng, mỗi bệ phóng mang sáu tên lửa 48N6E do Nga sản xuất với phạm vi lên tới 150 km và độ cao từ 27-30 km. Các radar giám sát tầm xa có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 300 km, đồng thời theo dõi tối đa sáu mục tiêu và hướng dẫn 12 tên lửa.

Cùng với việc bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao, Iran có thể triển khai các hệ thống S-300 dọc theo bờ biển của mình để hỗ trợ chiến dịch chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) đối với Hoa Kỳ.

Mặc dù đây chỉ là hệ thống tên lửa thuần túy mang tính phòng thủ nhưng nó đã mang lại sự lo ngại rất lớn cho Washington và đồng minh, bởi nó chính là khắc tinh của chiến đấu cơ Mỹ-Israel, giúp Iran đứng vững trước các đòn tấn công từ trên không.

Việc sở hữu S-300 cũng cho phép Tehran có thể nâng cấp hoàn thiện Bavar-373 - loại tên lửa phòng không nội địa có tầm phóng ngang với S-300 nhưng chắc chắn là kém hơn về radar, hệ thống chỉ huy-kiểm soát và điều khiển hỏa lực, giúp Iran xây dựng lưới phòng không quốc gia mạnh mẽ.

5 vu khi chien tranh dac biet iran khien my so nhat
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU2 Iran khai hỏa

Lực lượng dân quân Shiite Hezbollah Lebanon

Vào thời điểm Tehran quyết định gửi các quan chức IRGC tới Lebanon vào đầu những năm 1980 để giúp Hezbollah chống lại sự tấn công của Israel, Iran không chỉ chưa gây được ảnh hưởng truyền thống ở Lebanon, mà họ còn bị khóa chặt trong cuộc chiến tranh sinh tử với Iraq của Saddam Hussein.

Còn ở trong nước, đất nước này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn từ hậu quả của cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Mặc dù nhận thức muộn màng, nhưng quyết định xâm nhập vào Lebanon đã mang lại cho Iran nhiều lợi ích to lớn không ngờ, mà Hezbollah chính là “món quà trời cho Iran”.

Gần 4 thập kỷ đã trôi qua và một lần nữa Hezbollah đã chứng minh rằng, chính Lực lượng dân quân người Shiite này chứ không phải các loại tên lửa, mới là loại "vũ khí chiến tranh đặc biệt" linh hoạt và sử dụng hiệu quả nhất trong kho vũ khí của Tehran, bất kể là họ ở rất xa lãnh thổ Iran.

Theo tin tức của tình báo Israel, Iran thường sử dụng Hezbollah để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố truyền thống như vụ đánh bom năm 1994 vào một trung tâm cộng đồng Do Thái ở Buenos Aires, Argentina, đã giết chết tám mươi lăm người và vô số người khác bị thương.

Thật vậy, giá trị lớn nhất của Hezbollah đối với Iran có thể là phạm vi hoạt động của nó. Trong khi các lực lượng đặc nhiệm al-Qud của Tehran thường phải vật lộn để thực hiện các cuộc tấn công bên ngoài Trung Đông, Hezbollah đã không vấp phải những hạn chế như vậy.

Ví dụ, vào đầu năm 2012, các điệp viên Iran trong Lực Lượng Qud đã cố gắng tấn công các mục tiêu của Israel ở những nơi như Ấn Độ, Georgia, Thái Lan và Kenya để trả thù cho những vụ ám sát các nhà khoa học Iran, bị nghi ngờ là do Israel thực hiện.

5 vu khi chien tranh dac biet iran khien my so nhat
Lực lượng dân quân người Shiite thân Iran Hezbollah Lebanon

Những thành công của Hezbollah đối với Iran ngày càng vượt xa các cuộc tấn công khủng bố truyền thống.Thế nhưng, các điệp viên Iran đã không hoàn thành các sứ mệnh này, đôi khi lúng túng trong các vụ việc (ví dụ như nỗ lực của Iran nhằm ám sát Đại sứ Saudi tại Hoa Kỳ cũng là một thất bại rất hài hước). Sau những nỗ lực bất hợp pháp của al-Quds Forces, Iran quay sang ủy nhiệm cho Hezbollah và họ đã tấn công thành công du khách Israel ở Bulgaria.

Sau khi Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq vào năm 2003, Iran đã sử dụng Hezbollah để đào tạo các nhóm dân quân Shi\'a của Iraq. Cũng có báo cáo rằng các chiến binh Hezbollah đã giúp huấn luyện các phiến quân Houthi ở Yemen, những người đã gây rất nhiều khó khăn cho liên quân Ả rập do Saudi lãnh đạo.

Tổ chức dân quân người Shiite này cũng đánh bại Israel trong chiến tranh Lebanon năm 2006 và đáng chú ý nhất là Hezbollah đã trở thành lực lượng không thể thiếu trong việc bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, kể từ năm 2011 đến 2018.

Với kinh nghiệm tác chiến thu được ở Syria qua hoạt động quân sự với Nga, Hezbollah đã vượt qua cả Hamas, Houthi để trở thành một lực lượng quân sự mang tính chính quy, có trang bị, vũ khí hiện đại (có cả tên lửa đạn đạo tầm trung) và được trang bị cả chiến thuật tác chiến quy mô lớn, trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với Israel.

/ http://baodatviet.vn